Theo tiến sĩ Jemiel Nejim, bác sĩ gây mê của Bệnh viện Phẫu thuật Đặc biệt (Hoa Kỳ): “Việc bệnh nhân bị táo bón ngay sau khi phẫu thuật là điều khá phổ biến, thậm chí là đã được dự đoán trước.”
Như vậy, có thể thấy được, hiện tượng táo bón sau mổ là điều rất bình thường. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng nếu đang gặp phải vấn đề tương tự này.
Thực tế, có nhiều yếu tố góp phần gây ra táo bón sau phẫu thuật. Đối với các loại phẫu thuật trong ổ bụng, phẫu thuật ruột, thay khớp háng hoặc đầu gối, phẫu thuật lưng… nguyên nhân chính gây ra táo bón là phương thức phẫu tác động trực tiếp đến nhu động ruột. Đối với các loại phẫu thuật khác, táo bón sau mổ gây ra do các yếu tố phụ nhiều hơn là do phương thức phẫu thuật.
Có một số lý do tại sao bệnh nhân sau khi phẫu thuật dễ bị táo bón, bao gồm:
Thủ phạm phổ biến nhất gây táo bón sau mổ là các loại thuốc kê đơn để giảm đau. Điển hình là Opioid – một loại thuốc giảm đau mạnh. Những loại thuốc này thường được dùng sau khi phẫu thuật để kiểm soát cơn đau. Một trong những tác dụng phụ nổi tiếng của tất cả các loại thuốc giảm đau nhóm Opioid là táo bón. Theo thống kê, Opioid gây ra tình trạng táo bón ở 40% bệnh nhân.
Cơ chế của thuốc giảm đau này là làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua đường ruột. Điều này làm cho cơ thể có thêm thời gian để loại bỏ nước và có thể gây ra tình trạng phân khô hơn bình thường.
Opioid cũng có thể làm giảm nhu cầu đi tiêu, lâu dần sẽ khiến bệnh nhân bị táo bón lâu ngày.
Thức ăn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và giữ cho mọi thứ luôn vận động. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho quá trình phẫu thuật, nhiều người thường được yêu cầu không được ăn gì trước khi mổ. Khi không có thực phẩm nạp vào, hệ tiêu hóa không thể đào thải phân ra ngoài. Điều này làm thay đổi thói quen đào thải bình thường của cơ thể. Sự thay đổi này có thể dẫn đến tình trạng táo bón.
Chế độ ăn cũng có thể bị thay đổi sau khi phẫu thuật. Sau khi mổ, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân không được ăn thức ăn đặc hoặc thậm chí phải nhịn ăn trong một hoặc hai ngày. Những thực phẩm được phép ăn, phải kiêng ăn, cùng với liều lượng nhất định thường sẽ khác xa so với thói quen ăn uống thường ngày. Ngay cả khi ăn theo thực đơn của bệnh viện cũng có thể là một thay đổi lớn so với chế độ ăn uống bình thường. Những sự thay đổi này là nguyên nhân gây ra táo bón.
Tương tự như việc ăn trước khi mổ, bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu chỉ uống một lượng nhỏ hay thậm chí là nhịn uống nước trước ca phẫu thuật. Việc hấp thụ quá ít chất lỏng khiến cơ thể bị rối loạn chức năng đào thải. Không những thế, khi cơ thể bị thiếu nước, chất lỏng trong phân sẽ ít hơn. Điều này có thể khiến phân bị khô và cứng, gây ra vấn đề khó đi tiêu.
Hoạt động thể chất là một trong những yếu tố kích thích nhu động ruột. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân thường phải dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi trên giường để phục hồi sức khỏe. Điều này có thể làm chậm quá trình đi tiêu của cơ thể và kích hoạt cơn táo bón.
Thuốc mê không chỉ giúp đưa bệnh nhân chìm vào giấc ngủ. Công dụng của thuốc này còn làm tê liệt các cơ bắp, bao gồm cả ruột. Ruột của bệnh nhân có thể bị tê liệt trong quá trình phẫu thuật cùng với tay, chân và các bộ phận khác. Điều này làm ngừng các cơn co thắt cơ để đẩy thức ăn dọc theo đường ruột. Cho đến khi thuốc gây mê hết tác dụng, thức ăn mới tiếp tục được “di chuyển” bên trong đường ruột. Đây chính là lý do khiến nhiều người bị táo bón sau mổ.
Ngoài 5 nguyên nhân phổ biến trên, vẫn còn một số yếu tố gây ra tình trạng táo bón sau mổ. Cụ thể là:
Những cách trị táo bón dưới đây khá nhẹ nhàng, có thể phù hợp với đa số các trường hợp táo bón sau mổ. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về các biện pháp này.
Nước giúp phân hủy thức ăn trong dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Mất nước khiến cơ thể dễ bị táo bón. Vì vậy, điều quan trọng là phải uống nước thường xuyên trong ngày để giữ đủ nước cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy uống ít nhất bốn ly nước mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh nước lọc, uống nước hoa quả pha loãng, đặc biệt là nước ép mận, cũng có thể hữu ích.
Như đã giải thích ở trên, ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón sau mổ. Chính vì vậy, khi vết thương mổ đã ổn định và được sự đồng ý của bác sĩ, bạn nên bắt đầu vận động bằng những bước di chuyển ngắn. Ban đầu, hãy thử đi dạo chậm rãi quanh phòng bệnh, rồi đến quanh hành lang bệnh viện hoặc quanh nhà. Việc thực hiện các hoạt động thể chất khác cũng giúp thức ăn di chuyển qua ruột nhanh hơn và kích thích nhu động ruột.
Những người không thể ra khỏi giường có thể di chuyển tay, chân hoặc những bộ phận có thể cử động để thúc đẩy tuần hoàn, báo hiệu cho cơ thể rằng đã đến lúc đi tiêu.
Việc hấp thụ chất xơ giúp phân được đào thải nhanh hơn và đều đặn hơn qua đường tiêu hóa. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trung bình một người trưởng thành ăn chế độ 2.000 calo nên tiêu thụ 25g chất xơ mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
Những người không có cảm giác thèm ăn sau khi phẫu thuật có thể thử uống một ly sinh tố bao gồm trái cây và rau để tăng lượng chất xơ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, phải tăng lượng chất lỏng tiêu thụ khi bắt đầu ăn nhiều chất xơ hơn.
Tiêu thụ thức ăn có thể kích thích nhu động ruột. Vì lý do này, bạn cần ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên có thể giúp giảm táo bón. Không những thế, điều này còn giúp cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, tránh tình trạng đường ruột làm việc quá tải, đồng thời kích thích đi tiêu đều đặn.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm mềm phân cho những người bị táo bón sau phẫu thuật. Những loại thuốc này bao gồm natri docusate (Colace), có công dụng hút nước từ ruột để làm ẩm phân, giúp người bệnh dễ đi ngoài hơn.
Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc nhuận tràng có chất xơ, chẳng hạn như psyllium (Metamucil hoặc Konsyl) hoặc chất xơ methylcellulose (Citrucel). Tuy nhiên, những loại thuốc này sẽ không được chỉ định cho những người bị táo bón do sử dụng thuốc Opioid. Nguyên nhân là vì có thể gây ra tình trạng đau bụng dữ dội và có thể bị tắc ruột.
Các loại thuốc trị táo bón khác bao gồm:
Không phải tất cả các loại thuốc trị táo bón đều phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật. Vì vậy, người mới phẫu thuật cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh