Chứng trượt đầu trên xương đùi là gì?
Chứng trượt đầu trên xương đùi hay còn được gọi là trượt chỏm xương đùi (Slipped capital femoral epiphysis-SCFE). Theo cấu trúc giải phẫu bình thường xương đùi nối với xương chậu bởi có một “quả bóng” gọi là chỏm xương đùi. Quả bóng - chỏm xương đùi nằm gọn trong một cái hốc của xương chậu được gọi là ổ cối.
Trượt đầu trên xương đùi là một bệnh lý ở thanh thiếu niên trong đó sụn tăng trưởng đầu trên xương đùi bị tổn thương và chỏm xương đùi trượt so với phần còn lại của xương đùi. Đầu xương đùi vẫn ở trong khớp háng trong khi phần còn lại của xương đùi bị dịch chuyển về phía trước.
Như đã trình bày ở trên, trượt đầu trên xương đùi là bệnh lý khớp hông phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và thanh thiếu niên. Tuy nhiên việc chẩn đoán thường bị trì hoãn hoặc bị bỏ sót do các triệu chứng của bệnh không điển hình và thường nhầm lẫn với các bệnh khác chẳng hạn như đau đùi hoặc đầu gối, hạn chế vận động khớp háng,...
Đây là một trong những biến chứng có thể gặp ở trẻ bị béo phì trong độ tuổi 12- 16 tuổi. Vì thế khi trẻ béo phì, nhất là béo phì mức độ nặng. Việc lựa chọn các môn thể thao - vận động phù hợp để hạn chế chấn thương và hỗ trợ giảm cân là vấn đề vô cùng quan trọng.
SCFE là gây đau và giới hạn vận động, trẻ thường than đau ở đầu gối, đùi kéo dài ( mãn tính), hoặc đột ngột than đau, hạn chế đi lại, khó đứng lên ngồi xuống ( cấp tính), có thể xảy ra khi trẻ chơi thể thao cường độ mạnh, kháng lực cao hoặc té ngã ( a fall)
Những triệu chứng của Chứng trượt đầu trên xương đùi
Trong hầu hết các trường hợp cơn đau vùng đùi khởi phát và tiến triển từ từ. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng có thể xảy ra đột ngột và một số ít trường hợp có thể liên quan đến té ngã hoặc chấn thương nhẹ vùng khớp háng. Các triệu chứng gợi ý bệnh bao gồm:
- Đau ở háng, mặt trong đùi hoặc đầu gối.
- Cứng khớp háng
- Giảm khả năng xoay chân.
- Thay đổi trong dáng đi như đi khặp khiểng hoặc chân quay ra ngoài.
Biến chứng có thể gặp khi mắc Chứng trượt đầu trên xương đùi
Các biến chứng của SCFE bao gồm hoại tử xương đùi, tiêu sụn, chèn ép xương đùi, nhiễm trùng, đau mãn tính và phát triển SCFE ở khớp háng đối bên. Trong đó hoại tử chỏm xương đùi cũng có thể là kết quả của chấn thương ban đầu.
Ngoài ra, hoại tử chỏm xương đùi có thể phát triển như một biến chứng sau phẫu thuật do vị trí kim loại ở mặt sau trên của cổ xương đùi làm gián đoạn việc cung cấp máu cho cổ xương đùi. Hoại tử chỏm xương đùi có nguy cơ xuất hiện cao hơn trong các trường hợp SCFE không ổn định.
Phương pháp điều trị Chứng trượt đầu trên xương đùi
SCFE thường là một trường hợp cấp cứu và phải được chẩn đoán và điều trị sớm. Mục tiêu của việc điều trị là ngăn chỏm xương đùi diễn tiến nặng thêm và tránh các biến chứng nặng khác.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả cho trường hợp này. Một vít được sử dụng để nối chỏm xương đùi với phần còn lại của xương đùi để ngăn chặn sự trượt thêm của đầu xương. Nếu biến dạng nghiêm trọng các bác sĩ phẫu thuật có thể căn chỉnh lại xương trước khi đặt vít.
Cắt bao xơ đã được chứng minh có tác dụng làm giảm áp lực trong bao ở SCFE không ổn định. Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng rằng về việc làm giảm tỷ lệ hoại tử vô mạch.
Biến dạng SCFE nghiêm trọng với độ trượt hơn 30 đến 45 độ, gây đau hoặc hạn chế chức năng trong trường hợp không bị viêm xương khớp hông hoặc hoại tử xương có thể được kiểm soát bằng phẫu thuật cắt xương đầu trên xương đùi. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là phẫu thuật cắt xương liên mấu chuyển (Imhauser). Mặc khác sự điều chỉnh biến dạng lớn nhất có thể đạt được bằng phẫu thuật cắt bỏ xương hình nêm ở cổ xương đùi.
Tạo hình xương sụn được chỉ định trong các trường hợp biến dạng SCFE mãn tính nhẹ hoặc trung bình đến đau đớn và hạn chế phạm vi cử động. Tạo hình xương sụn có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi khớp hoặc thông qua phẫu thuật cắt khớp giới hạn thông qua phương pháp Smith-Peterson.
Có thể phải phải dùng vít để cố định chỏm xương đùi với phần còn lại của xương đùi.