Sẹo lồi là sẹo phát triển vượt quá mức cần thiết, giúp chữa lành vùng da bị tổn thương. Sẹo lồi thường lớn, bóng và nổi lên ở một vết sưng hoặc đường viền ở bên ngoài da. Chúng thường xuất hiện sau khi vết thương trên da lành lại, nhưng thường lớn hơn đáng kể so với vết thương ban đầu.
Sẹo lồi thường có màu tối hơn so với màu da và có thể khiến bạn cảm thấy ngứa. Những người có làn da sẫm màu thường hay gặp phải sẹo lồi hơn, và khả năng gặp nhiều nhất ở tuổi dưới 30. Một số nơi dễ xuất hiện sẹo lồi có thể kể đến như tai, ngực, má và phần trên cánh tay.
Sẹo lồi về mặt bản chất là các khối u da không phải ung thư. Chúng có thể hình thành bất cứ lúc nào trong vòng 1 năm từ khi xuất hiện vết thương, và sẽ không tiến triển thành ung thư. Nói đơn giản là chúng có cấu tạo từ da và có nhiều sợi collagen kết dính nhiều hơn.
Bất kỳ tổn thương nào trên da cũng đều có thể tiến triển thành sẹo lồi do quá trình hình thành sẹo trong quá trình lành vết thương. Theo các chuyên gia, bạn không nên săm nếu cơ địa bản thân dễ gặp phải sẹo lồi.
Có một số biện pháp có thể giúp quá trình lành vết sẹo lồi dễ dàng hơn. Rất nhiều trường hợp điều trị sẹo lồi tiến triển rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn có thể biến mất hoàn toàn khỏi da bạn. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có những hạn chế riêng của nó.
Sẹo lồi sẽ không tự nhiên biến mất, mà chúng có thể nhỏ hơn và màu sắc khác biệt hơn so với màu da.
Sẹo lồi có biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Sẹo có thể phát triển chậm trong thời gian đầu và sau khoảng một vài tháng đến 1 năm phát triển, chúng có thể tự thu nhỏ lại. Các triệu chứng bao gồm:
Ngoài tổn thương da, thực sự không có bất kỳ nguyên nhân nào khác có thể gây ra sẹo lồi. Có một số gen liên quan đến sẹo lồi, nhưng không có nguyên nhân di truyền đơn lẻ nào. Đôi khi, yếu tố di truyền kết hợp với môi trường có thể là nguyên nhân gây phát triển sẹo lồi.
Một số yếu tố nguy cơ có thể kể đến bao gồm:
Sẹo lồi hình thành từ các tế bào da hơi khác biệt so với tế bào da bình thường, và mạnh hơn nhiều so với sẹo bình thường. Trước khi thử một số cách dưới đây, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết bản thân mình có bị dị ứng hay gặp phải vấn đề gì nếu thực hiện hay không. Trong một số trường hợp đặc biệt, sẹo lồi có thể trở nên tồi tệ hơn, tiến triển thành nhiễm trùng.
Mật ong được sử dụng để làm liền vết thương. Bản thân mật ong có tính kháng khuẩn, giúp chống lại nhiễm trùng ở các vết thương trên da. Tuy vẫn còn hạn chế, song việc sử dụng mật ong theo một số nghiên cứu cho thấy có khả năng giúp lành vết sẹo lồi.
Bản thân đặc tính kháng khuẩn, chống viêm của mật ong có thể giúp làm dịu da, rất hữu ích đặc biệt trong giai đoạn vết thương ban đầu. Theo nghiên cứu, mật ong tốt nhất là mật ong thô, được bôi lên vùng da tổn thương ít nhất 3 lần trên ngày sẽ giúp ngăn cản sự phát triển của sẹo lồi.
Một số nghiên cứu trên lâm sàng đã phát hiện ra rằng sử dụng hành tây là một phương pháp điều trị sẹo lồi rất hữu ích. Điều này có thể là trong hành tây có chứa quercetin – chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá việc sử dụng gel chiết xuất từ hành tây để bôi lên da, bao gồm cả băng bó vùng da tổn thương và thấy rằng hiệu quả kết hợp tốt hơn so với các loại thuốc truyền thống.
Tỏi mang tới rất nhiều lợi ích cho da. Theo nghiên cứu, tỏi có thể hoạt động theo cách giống như một số phương pháp điều trị thông thường, giúp làm liền thương và ngăn ngừa sẹo lồi tốt hơn.
Retinol có nguồn gốc từ vitamin A. Theo các nghiên cứu, retinol có khả năng bẻ gãy các sợi mô liên kết trong sẹo lồi, giúp sẹo nhỏ dần. Bạn có thể mua các loại kem giàu retinol tại hiệu thuốc.
Một số chất có nguồn gốc thực vật có thể giúp giảm các vết sẹo lồi trên da như:
Bạn có thể thử một số phương pháp khác như:
Sẹo lồi là những vết sẹo phát triển vượt ngoài tổn thương ban đầu trên da. Các vết sẹo lồi thường có màu đỏ, hồng hoặc nâu. Sẹo nổi lên trên bề mặt da, sần sùi, có vẻ ngoài sáng bóng và có thể rất ngứa.
Sẹo lồi khá phổ biến, có thể hình thành trong quá trình chữa lành vết thương với tỉ lệ từ 5% đến 15%. Chúng có nhiều khả năng hình thành ở những người có tông màu da sẫm hơn và ở độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi.
Điều trị sẹo lồi có thể giúp thu nhỏ kích cỡ sẹo, thậm chí là làm vết sẹo biến mất hoàn toàn hay ngăn ngừa hình thành vết sẹo từ vết thương. Một số phương pháp tự nhiên bạn có thể thử bao gồm mật ong, hành tây, tỏi nghiền nát, kem giàu retinol hay các chất giảm sẹo khác.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh