Ảnh hưởng của bệnh vẩy nến đến cơ thể

Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn có thể gây viêm khắp cơ thể. Khi mắc bệnh vẩy nến, hệ miễn dịch sẽ hoạt động quá mức. Các tế bào miễn dịch gây viêm thường bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và các tác nhân gây hại tuy nhiên khi hoạt động quá mức các tế bào miễn dịch có thể làm hỏng các mô hoặc cơ quan trong cơ thể.

Mặc dù da là cơ quan chính chịu ảnh hưởng bởi bệnh vẩy nến, nhưng tình trạng viêm gia tăng trong cơ thể cũng có thể gây ra những ảnh hưởng ở các khu vực khác.

Não bộ

Não có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm đi kèm với bệnh vẩy nến theo nhiều cách. Những người mắc bệnh vẩy nến thường bị tăng cảm giác lo lắng và trầm cảm hơn so với những người cùng lứa tuổi do những ảnh hưởng khi sống chung cùng căn bệnh này. Trên thực tế, khoảng 62% người bị bệnh vẩy nến bị trầm cảm vì tình trạng bệnh của mình.

Ngoài ảnh hưởng tâm trạng ảnh hưởng cảm xúc, bệnh vẩy nến còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các tế bào trong não. Tình trạng viêm tại não có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ, mất trí nhớ và các tình trạng khác.

 

Tim mạch

Mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và sức khỏe tim mạch rõ ràng hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm toàn thân gia tăng trong bệnh vẩy nến khiến cho người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Những người mắc bệnh vẩy nến được phát hiện làm có tăng sự cản trở của tĩnh mạch dẫn đến làm giảm lưu lượng máu. Điều này có thể gây ra các vấn đề khác như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ và đau tim.

 

Phổi

Giống như tim, phổi cũng là bộ phận dễ bị viêm nhiễm. Những tình trạng bệnh có liên quan đến bệnh vẩy nến bao gồm: hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tăng huyết áp phổi và một số loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến có chứa thành phần methotrexate, có thể gây phát triển ung thư phổi sau khi sử dụng.

 

Gan

Phần lớn người bị mắc vẩy nến hiện nay được điều trị bằng thuốc toàn thân để điều trị các triệu chứng viêm phát triển. Do các loại thuốc điều trị toàn thân được lọc qua gan, nên khi sử dụng các loại thuốc này thời gian dài gan có thể bị tổn thương do hoạt động quá mức.

 

Khả năng chuyển hóa và hấp thu

Có rất nhiều sự thay đổi trao đổi chất có thể phát triển ở những người bị bệnh vẩy nến, nhưng những thay đổi này có nhiều khả năng là kết quả của các bệnh lý đi kèm và viêm nhiễm nói chung hơn là ở tại cơ quan trực tiếp.

Béo phì là một bệnh đi kèm phổ biến ở những người bị bệnh vẩy nến. Béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh và hội chứng chuyển hóa khác. Theo một nghiên cứu năm 2021, 27% đến 50% người mắc bệnh vẩy nến sẽ phát triển hội chứng chuyển hóa

 

Bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến xương như thế nào?

Mặc dù vẫn chưa tìm được nguyên nhân thực sự gây ra bệnh vẩy nến, nhưng nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và tình trạng xương kém. Những người bị bệnh vẩy nến có nguy cơ bị loãng xương, gãy xương hoặc thậm chí là mất mật độ xương nói chung.

Một nguyên nhân được dưa ra là sự giảm nồng độ vitamin D ở những người bị bệnh vẩy nến có thể là tác nhân gây ảnh hưởng đến xương. Ngoài ra, một số loại thuốc được dùng để điều trị bệnh vẩy nến có thể làm giảm mật độ xương chẳng hạn như prednisone và cyclosporine.

 

Bệnh vẩy nên có làm tổn thương nội tạng hay không?

Một số tình trạng có liên quan đến bệnh vẩy nến phát triển thành một bệnh lý bên song song với bệnh vẩy nến hoặc một biến chứng do bệnh vẩy nến gây ra. Không phải lúc nào nguyên nhân cũng rõ ràng nhưng trong cả hai trường hợp, các tình trạng tự miễn như bệnh vẩy nến là nguyên nhân gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hầu hết các bệnh tự miễn sẽ xảy ra trên toàn bộ cơ thể. Chìa khóa để kiểm soát bệnh vẩy nến và ngăn ngừa các vấn đề ngoài ra là điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Kiểm soát các phản ứng miễn dịch của cơ thể bằng thuốc toàn thân không chỉ giúp làm sạch da khỏi các mảng vẩy nến mà còn có thể làm giảm viêm toàn thân.

Bệnh vẩy nến là bệnh lý viêm mạn tính. Khi các phản ứng viêm xảy ra, các tế bào miễn dịch của cơ thể không thể nhận biết được các khu vực gây viêm và gây ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả các cơ quan bên trong cơ thể.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top