Bệnh nấm da không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh mà còn dễ lây cho người khác trong môi trường sống tập thể. Vậy bệnh nấm da chữa như thế nào để có thể khỏi hoàn toàn và phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
Trước khi tìm hiểu bệnh nấm da chữa như thế nào, cần nắm rõ một số thông tin khái quát về căn bệnh này.
Bệnh nấm da là gì?
Bệnh nấm da là một trong những bệnh nhiễm nấm ở vùng thượng bì da, bệnh có thể xuất hiện ở vùng đùi, mông và có thể ở vùng sinh dục. Những người ngồi nhiều, béo phì, hay ra mồ hôi và không biết vệ sinh thân thể đúng cách cũng có nguy cơ cao mắc bệnh nấm da.
Bệnh nấm da do một loại nấm có tên là dermatophytes gây ra. Nấm da rất dễ lây lan nếu dùng chung khăn tắm, quần áo và quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh nấm da là rất ngứa, đỏ da ở háng, gồm bộ phận sinh dục, mặt trong đùi, mông và vùng hậu môn. Vùng da bị bệnh và vùng háng bị bong tróc, nứt nẻ sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, khó vận động và ngứa ngáy khi mặc đồ lót chật. Việc đi bộ hoặc tập thể dục sẽ khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh nấm da chữa như thế nào?
Trước hết người bệnh cần thực hiện xét nghiệm xác định chủng loại nấm da để việc điều trị dễ dàng hơn. Bệnh nấm da được điều trị chủ yếu bằng thuốc chống nấm. Nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất là nhóm azole bao gồm các loại thuốc như miconazole, ketoconazole hoặc clotrimazole – đây là 3 loại thuốc được dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh nấm hiện nay. Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc uống hoặc bôi.
Phòng chống bệnh nấm da
Một số biện pháp sau giúp phòng chống bệnh nấm da:
– Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi tập thể thao hoặc ra nhiều mồ hôi.
– Rửa tay thường xuyên để tránh bệnh lây lan.
– Giữ khô vùng da nhiễm bệnh, đặc biệt là vùng háng.
– Thấm khô kỹ vùng bẹn và vùng sinh dục bằng khăn sạch sau khi tắm hoặc tập thể thao.
– Giữ sạch thân thể và quần áo lót.
– Thay đồ lót ít nhất 1 lần/ngày hoặc hơn nếu ra nhiều mồ hôi.
– Quần áo phải giặt sạch, phơi khô mới được mặc.
– Không mặc quần áo bó chật gây cọ xát vào da.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh.
– Phơi khô chăn, chiếu, quần áo, đồ lót và thường xuyên giặt để hạn chế nhiễm nấm trở lại sau điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh