Ngứa hậu môn là tình trạng phổ biến xảy ra do kích thích hoặc viêm nhiễm vùng da quanh hậu môn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt cá nhân và giao tiếp xã hội của người bệnh. Triệu chứng này có thể thoáng qua hoặc kéo dài, xuất hiện ở mọi độ tuổi, cả nam và nữ.
Mặc dù đa phần các trường hợp không nguy hiểm, nhưng ngứa hậu môn kéo dài, tái phát hoặc kèm theo triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cần điều trị chuyên khoa.
Ngứa hậu môn khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu
Người mắc bệnh tiểu đường (tăng nguy cơ nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch tại chỗ).
Người bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
Nhân viên văn phòng, người ngồi lâu, vệ sinh cá nhân không đúng cách.
Người bệnh nên đến khám chuyên khoa hậu môn – trực tràng hoặc da liễu khi có các biểu hiện sau:
Ngứa hậu môn kéo dài >2 tuần hoặc tái phát thường xuyên.
Kèm theo chảy máu, tiết dịch nhầy, đau rát hậu môn.
Có sốt cao hoặc dấu hiệu toàn thân.
Không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường tại nhà.
Eczema (chàm), viêm da tiếp xúc do hóa chất, giấy vệ sinh có mùi hương, chất tẩy rửa…
Viêm da tiết bã, vảy nến cũng có thể biểu hiện tại vùng quanh hậu môn.
Đặc biệt là giun kim ở trẻ nhỏ và người lớn.
Ngứa tăng về ban đêm, do giun cái đẻ trứng tại ống hậu môn và tiết dịch kích ứng da.
Trĩ ngoại hoặc trĩ nội có sa búi trĩ, gây rỉ dịch nhầy liên tục.
Dịch nhầy kích ứng da hậu môn gây ngứa, đau rát, viêm da quanh hậu môn.
Không nên ăn nhiều đồ ăn cay nóng, các món ăn có nhiều gia vị vì chúng có thể gây kích thích khiến tình trạng ngứa hậu môn trầm trọng hơn
Viêm da, kích ứng da: Dùng thuốc bôi kháng viêm tại chỗ, tránh tiếp xúc dị nguyên.
Giun sán: Tẩy giun định kỳ (mỗi 6 tháng), điều trị đồng thời cho người sống cùng.
Bệnh trĩ: Điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy mức độ. Cần khám chuyên khoa để chẩn đoán đúng.
Lưu ý: Việc tự ý dùng thuốc bôi có corticosteroid lâu ngày có thể gây teo da, nhiễm trùng thứ phát.
Ngâm hậu môn với nước ấm pha muối loãng (5–10 phút mỗi ngày) để giảm ngứa và sát khuẩn nhẹ.
Vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng sau đại tiện, dùng khăn ướt không mùi, không cồn.
Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt (cotton).
Không gãi mạnh để tránh tổn thương và viêm loét da.
Hạn chế đồ cay nóng, bia rượu, thuốc lá.
Ăn uống vệ sinh, tránh thức ăn đường phố không đảm bảo.
Tẩy giun định kỳ, đặc biệt ở trẻ em hoặc người có nguy cơ cao.
Ngứa hậu môn là một triệu chứng thường gặp nhưng có thể là biểu hiện của các bệnh lý cần điều trị chuyên sâu. Người bệnh không nên chủ quan hoặc tự ý dùng thuốc, đặc biệt khi triệu chứng kéo dài hoặc kèm theo biểu hiện bất thường khác.
Khuyến cáo: Nếu ngứa hậu môn kéo dài, hãy đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, hậu môn – trực tràng hoặc da liễu để được khám và xử trí kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp