✴️ Bệnh viêm amidan: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nội dung

1. Tìm hiểu về khái niệm viêm amidan

Amidan là một cặp khối mô mềm nằm ở phía sau họng, mỗi một amidan lại chứa các mô tương tự như các hạch bạch tuyết, được bao phủ bởi lớp niêm mạc màu hồng. Amidan được chia làm một số loại như amidan lưỡi, amidan vòm và amidan khẩu cái kết hợp tạo thành một vòng bao quanh ở bên trong họng, hay còn được gọi là vòng Waldeyer.

Amidan hoạt động với vai trò bảo vệ cơ thể đồng thời ngăn ngừa tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi virus và vi khuẩn tấn công với số lượng lớn khiến amidan không thể chống lại được và gây nhiễm trùng, tình trạng này được gọi là viêm amidan.

Viêm amidan thường xảy ra phổ biến ở trẻ em, từ trẻ mẫu giáo hoặc trẻ ở độ tuổi thiếu niên đều có nguy cơ cao mắc viêm amidan. Đáng chú ý, bệnh còn có xu hướng gia tăng mạnh do rất dễ lây lan. Thông thường, viêm amidan rất dễ chẩn đoán và các triệu chứng cũng sẽ tự biến mất trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày. Viêm amidan được chia thành 2 loại dựa theo mức độ và tình trạng bệnh, cụ thể:

– Viêm amidan cấp tính: Virus và vi khuẩn lây nhiễm vào amidan khiến họng sưng, thường là amidan khẩu cái. Bên cạnh đó, ở người bệnh cũng có thể nổi hạch bạch huyết tại cổ hoặc hàm.

– Viêm amidan mạn tính: Tình trạng nhiễm trùng amidan dai dẳng hoặc do kết quả của các đợt viêm amidan cấp tính tái đi tái lại. Tùy theo mức độ viêm nhiễm hay các phản ứng của cơ thể, amidan viêm có thể phát triển to lên gọi là viêm quá phát, hoặc có thể nhỏ lại gọi là viêm xơ teo.

Bệnh viêm amidan là tình trạng virus và vi khuẩn tấn công với số lượng lớn khiến amidan không thể chống lại được và gây nhiễm trùng

Bệnh viêm amidan là tình trạng virus và vi khuẩn tấn công với số lượng lớn khiến amidan không thể chống lại được và gây nhiễm trùng

 

2. Đâu là nguyên nhân gây bệnh viêm amidan?

Ở người lớn, nguyên nhân gây viêm amidan chủ yếu là do hệ miễn dịch suy giảm nên dễ bị các tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn Streptococcal; các loại virus cúm, Parainfluenza, herpes simplex tấn công.

Ngoài ra, ở những người thường xuyên sử dụng rượu, bia hay thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm amidan hơn người bình thường. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

– Thời tiết thay đổi đột ngột, ô nhiễm môi trường, khói bụi, khói độc hại…

– Người bệnh đã từng có tiền sử mắc các bệnh viêm VA, viêm xoang, viêm răng trước đó

– Không vệ sinh khoang miệng thường xuyên hoặc vệ sinh không sạch sẽ

– Không vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, môi trường ô nhiễm

– Sử dụng những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc dùng thường xuyên thực phẩm đông lạnh như kem, đá

 

3. Các biểu hiện đặc trưng của viêm amidan

Ở mỗi thể viêm amidan có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau.

Với viêm amidan cấp tính, triệu chứng điển hình là amidan khẩu cái bị xung huyết và tiết nhiều dịch. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như: Sốt, amidan có các đốm màu trắng hoặc vàng, đau nhức ở tai và đầu.

Mặt khác, viêm amidan mạn tính lại thường không có triệu chứng điển hình và các triệu chứng cũng không rõ ràng, cụ thể, người bệnh có thể nhận biết viêm amidan mạn tính qua một số triệu chứng như:

– Hơi thở có mùi hôi, mặc dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng tình trạng hôi miệng vẫn không được cải thiện

– Khi nuốt sẽ có cảm giác vướng ở trong cổ họng

– Ho khan từng cơn, đặc biệt ho nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy

– Đau, rát họng, giọng nói có thể thay đổi do ho kéo dài

– Mệt mỏi, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng khi ăn

– Thở khó khăn do viêm amidan sưng to chèn vào họng

Đối với viêm amidan ở trẻ có thể có những triệu chứng khác như: Quấy khóc, chảy nước dãi do tăng tiết dịch, chán ăn, thở khò khè, ngáy to trong lúc ngủ.

Đau cổ họng là triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan

Đau cổ họng là triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan

 

4. Điều trị bệnh viêm amidan thế nào?

Điều trị bệnh viêm amidan phụ thuộc vào tình trạng cụ thể cũng như các nguyên nhân gây bệnh.

Trường hợp viêm amidan nhẹ chỉ xuất hiện triệu chứng cảm lạnh do virus gây ra, bệnh có thể tự khỏi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân một cách tuyệt đối thì người bệnh vẫn nên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Mặt khác, nếu xác định nguyên nhân gây viêm là do nhiễm virus, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Lúc này, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, uống đúng và đủ liều theo chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã hết hẳn. Điều này có tác dụng giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Mặt khác, nếu không tuân thủ theo liều lượng bác sĩ chỉ định, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị sốt thấp khớp và viêm thận nghiêm trọng.

Trong trường hợp đã thử các biện pháp trên mà không hiệu quả hoặc bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, lúc này phẫu thuật cắt viêm amidan sẽ được chỉ định. Đây là kỹ thuật phổ biến được khuyến cáo cho người bệnh tái đi tái lại khoảng 5,6 lần/năm hoặc các trường hợp xuất hiện biến chứng nặng nề. Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của y học và công nghệ, việc cắt amidan đã được đảm bảo an toàn tuyệt đối đồng thời có thể mang lại những lợi ích thiết thực cho người bệnh như giảm chảy máu, giảm đau, đẩy nhanh thời gian hồi phục. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị thích hợp.

Tuy nhiên cần lưu ý, phẫu thuật cắt viêm amidan chống chỉ định trong một số trường hợp dưới đây:

– Bệnh nhân bị rối loạn đông máu bẩm sinh hoặc mắc phải các bệnh ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu

– Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh mạn tính khác mà chưa được điều trị dứt điểm

– Phụ nữ đang mang bầu hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt

– Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ

 

5. Một số biện pháp phòng bệnh viêm amidan dễ áp dụng

Dễ nhận thấy, viêm amidan là bệnh lý dễ mắc phải đồng thời có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc phòng bệnh từ sớm là vô cùng cần thiết đối với bất cứ cá nhân nào. Theo các chuyên gia, một số biện pháp phòng bệnh viêm amidan hiệu quả bao gồm:

– Giữ ấm cho cơ thể, tránh để bị lạnh, không được uống nước đá, ăn kem khi đang ốm hoặc khi trời lạnh bởi sẽ rất dễ mắc bệnh

– Vệ sinh răng, miệng thường xuyên, chú ý súc miệng bằng nước muối để tránh nguy cơ viêm nhiễm

– Hạn chế tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm có chứa nhiều khói, bụi, khi bắt buộc phải ra đường thì cần đeo khẩu trang

– Rèn luyện thân thể thường xuyên, xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của cơ thể

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm amidan cần biết để sớm phòng tránh cũng như điều trị kịp thời. Đây là một bệnh có khả năng lây nhiễm, đồng thời lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, chính vì vậy ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh, bạn nên đến thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top