Nếu con bạn bỗng nhiên xuất hiện các vết mẩn đỏ trên da sau khi vừa đi bơi ở hồ về, rất có thể trẻ đã bị mắc chứng ngứa ở những người bơi lội, hay còn gọi là cercarial dermatitis.
Các vết ngứa là kết quả của phản ứng dị ứng trên da với ấu trùng của loài ký sinh trùng nhỏ giống như giun hiện diện ở trong nước bể bơi có tên gọi là schistosomes (shisstoe-soams) gây ra. Mặc dù loài ký sinh trùng này ký sinh chủ yếu ở ốc sên hoặc các loài chim, không phải con người, tuy nhiên ấu trùng của chúng vẫn có thể đào hang ở trên da rồi chết đi.
Sau khi tiếp xúc với nước đã bị nhiễm ký sinh trùng, trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Trong vòng khoảng 12 giờ (nhưng thông thường chỉ trong vòng vài phút), các vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện, có thể trở thành mụn nước.
Các vết ban và ngứa thường sẽ tự hết mà không cần điều trị, tuy nhiên có thể mất tới hàng tuần.
Trẻ nhỏ là những đối tượng để bị mắc chứng ngứa do bơi lội do trẻ thường có xu hướng chơi đùa ở những khu vực nước nông nơi mà ấu trùng chủ yếu tồn tại. Những người bơi ở những khu vực nước nông dễ bị nhiễm ấu trùng nước bể bơi hơn là những người bơi ở vùng nước sâu.
Ký sinh trùng gây chứng ngứa ở người bơi lội có thể tồn tại trong nước ngọt cũng như nước mặn (ao, hồ, đại dương…) ở bất cứ nơi đâu.
Mặc dù đây là bệnh do ký sinh trùng gây ra nhưng chúng không gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Các ấu trùng thường chỉ di chuyển được vào lớp ngoài cùng của da chứ không thể tiến vào sâu hơn. Ngoài ra, các ban đỏ cũng không lây.
Không có biện pháp điều trị đặc hiệu nào có thể khiến ban đỏ xuất hiện trên da khỏi nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng những cách sau đây để giúp trẻ giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu:
Bạn nên đưa trẻ đi khám trong trường hợp các vết ngứa bị trầy xước và có dấu hiệu nhiễm trùng (chảy nước, mưng mủ, vết lằn đỏ trên da hoặc sốt không rõ nguyên nhân). Trong trường hợp cần thiết, bác sỹ có thể kê thuốc kháng histamin để giảm ngứa nếu trẻ bị dị ứng nặng.
Câu trả lời là có. Trên thực tế, chứng ngứa ở người bơi lội cũng giống như một số trường hợp nhiễm độc khác (như ngộ độc cây thường xuân), các phản ứng miễn dịch sẽ trở lên mạnh hơn ở những lần tiếp xúc về sau. Do vậy, nếu con bạn tiếp xúc lần thứ hai, các triệu chứng viêm và ngứa sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn lần đầu.
Ngoài biện pháp tránh xa nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng thì không có một biện pháp đặc hiệu nào có thể hạn chế được chứng ngứa do bơi lội.
Một số người cho rằng việc sử dụng khăn tắm chà xát lên da của trẻ khi trẻ nổi lên khỏi mặt nước có thể giúp phòng chứng ngứa do bơi lội. Điều này được giải thích là do các ấu trùng thường sẽ đào sâu hơn vào trong da khi nước bốc hơi trên da trẻ chứ không phải lúc trẻ ngâm mình dưới nước.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, biện pháp tốt nhất vẫn là hạn chế cho trẻ đi bơi ở nơi công cộng, nhất là khi trẻ đã từng mắc chứng ngứa do bơi lội ít nhất một lần.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh