✴️ Chàm tổ đỉa nguyên nhân do đâu?

1. Chàm tổ đỉa nguyên nhân do đâu?

1.1. Do di truyền

Bệnh chàm tổ đỉa sẽ di truyền trong gia đình qua nhiều thế hệ. Chàm tổ đỉa di truyền cũng khó chữa trị hơn, không dễ dàng hết bệnh nếu sử dụng những biện pháp nhẹ.

Chàm tổ đỉa cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Chàm tổ đỉa cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

1.2. Do cơ địa

Bệnh chàm tổ đỉa sẽ bùng phát và lan rộng nếu như cơ thể bị rối loạn các chức năng hoạt động, khiến nội tiết thay đổi. Bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, viêm gan, đại tràng, thận… hay có tiền sử mắc những căn bệnh này. Ngoài ra, sức đề kháng yếu, sinh hoạt không điều độ, sử dụng các loại thực phẩm độc hại gây dị ứng cũng là môi trường hoàn hảo cho chàm tổ đỉa xuất hiện và gây hại.

1.3. Do nguyên nhân dị nguyên

Dị nguyên ở đây được hiểu là những tiếp xúc bên ngoài của cơ thể với những chất nào đó khiến cơ thể nhiễm bệnh. Với bệnh chàm tổ đỉa có thể mắc phải do: tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, dị ứng với đồ vật trong nhà, thú cưng, dị ứng với thực phẩm, thời tiết. Và tiếp xúc trực tiếp với nhiều sản phẩm có hóa chất như: sữa tắm, dầu gội, nước xả vải, nước lau nhà…

2. Triệu chứng bệnh chàm tổ đỉa là gì?

Những vết mụn nước khu trú ở lòng bàn chân, bàn tay. Đặc biệt là mé bên của ngón tay, lòng bàn tay, mặt dưới ngón chân, lòng bàn chân

Mụn nước ăn sâu vào thượng bì làm da nổi gồ lên hình tròn hay xếp thành chùm, sờ vào thấy cộm. Những vết mụn này có thể trở thành bóng nước.

Khi có triệu chứng của bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị

Bệnh thường kèm theo cảm giác ngứa, càng gãi càng ngứa. Thời gian bệnh thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần.

Bệnh thường có những tiến triển dai dẳng hay tái phát theo chu kì thành mạn tính. Thường kéo dài nhiều tháng, nhiều năm gây những trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.

3. Bệnh chàm tổ đỉa chữa trị như thế nào?

Triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa là mụn nước, ngứa, rát. Sau đó mụn sưng đỏ và nhiễm khuẩn làm ngứa ngáy, khó chịu. Mụn hay xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, kẽ tay.

Thuốc chữa chàm tổ đỉa cần kiên trì theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Thuốc chữa chàm tổ đỉa cần kiên trì theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Bệnh chàm tổ đỉa có nhiều cách chữa trị khác nhau và tuỳ vào cơ địa của người bệnh mà thời gian phục hồi nhanh hay chậm.

Tùy vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp và xây dựng phác đồ điều trị đúng cách.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc có công dụng trị mẩn đỏ, mụn nước, đau rát có thành phần từ thiên nhiên như lô hội, trà xanh, nghệ, trầu không,… Thuốc ngâm, rả vết thương có thành phần từ các loại cây tự nhiên cũng nên được sử dụng nhằm sát khuẩn, loại bỏ bong tróc da, chấm dứt tình trạng ngứa kéo dài.

Tuy nhiên dù là thuốc Đông y hay Tây y người bệnh vẫn cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định.

Bệnh chàm tổ đỉa được coi là một bệnh dễ để mắc phải, vì vậy khi phát hiện những dấu hiệu bị bệnh cần đến ngay phòng khám da liễu để điều trị kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp 

return to top