Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng không chỉ có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể mà còn giúp kiểm soát chứng viêm tốt hơn. Điều này có thể giúp cơ thể chống lại sự phát triển của bệnh lyme và tự chữa lành các tổn thương nhanh hơn.
Bạn sẽ cần cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày của mình, và tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: Các loại ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, rau xanh, thực phẩm giàu probiotic, nước hầm xương và thịt trắng hữu cơ…
Các vi khuẩn gây ra bệnh lyme có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tấn công các tế bào của cơ thể. Vì vậy, để chống lại bệnh lyme, điều quan trọng là phải duy trì được sức khỏe của tế bào.
Bổ sung các loại vi chất như: Acid béo omega 3, calci, magne, vitamin A, B, C và D có thể giúp cải thiện chức năng tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, giảm viêm và ngăn ngừa cảm giác nhức mỏi do bệnh gây ra.
Đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ, tránh sự phát triển của ký sinh trùng, bọ ve và nấm mốc là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng tránh bệnh lyme.
Ngoài ra, khi phải đi vào vùng có bệnh lyme hoặc khu vực được cảnh báo có bọ ve lây nhiễm bạn cần đề cao cảnh giác, phải mặc quần áo dài tay, đi giày, tất (vớ) cẩn thận để tránh bị bọ ve cắn. Sau khi đi ra khỏi bụi rậm, cây cỏ, tốt nhất bạn nên dùng các loại thuốc chống côn trùng đốt để thoa lên da.
Cẳng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và làm cho các triệu chứng của bệnh lyme trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy luôn dành thời gian để thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Ngoài ra, nếu cảm thấy quá căng thẳng, bạn có thể thử một số bài tập thở sâu, tập yoga, tập thể dục, thiền quà đừng quên ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh