Gel sơn móng tay có thể gây ung thư không?

Sơn và phá sơn móng tay

Nói đến sơn móng, chắc hẳn mọi người không còn xa lạ với sơn móng dạng gel, đây là một loại dầu bóng đặc biệt, được làm cứng và khô dưới ánh sáng tia cực tím. Loại sơn móng này có thể giúp chị em giữ màu sắc bóng đẹp trong nhiều tuần dù có phải làm nhiều công việc, nhưng vẫn không hề bị phai hay tróc.

Cũng vì sơn gel rất bền nên nó không thể tự tróc ra theo thời gian. Công đoạn làm sạch sơn gel trên móng thường được gọi là "phá gel" vì nó không hề dễ dàng chút nào, sau khi ủ với nước tẩy móng, nếu màu sơn vẫn trưa tróc hết, nhiều người phải dùng đến dụng cụ riêng để cào lớp sơn này ra. Việc này dễ gây ra tổn thương cho bề mặt móng và cả vùng da quanh móng, dưới móng. Các hóa chất và đèn làm khô móng trong quá trình sơn gel là những yếu tố nguy cơ chặt chẽ gây nên ung thư da hoặc ung thư da dưới móng.

 

Hóa chất gây ung thư trong sơn móng tay

Sơn móng tay acrylic có thể khiến bạn tiếp xúc với các chất hóa học có liên quan đến ung thư. Đây có thể là lý do tại sao một số nghiên cứu cho rằng những nhân viên làm móng lâu năm có thể tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Những hóa chất gây ung thư được tìm thấy trong sơn móng tay bao gồm:

  • Benzen: Chất gây ung thư này có liên quan đến các bệnh ung thư máu bao gồm bệnh bạch cầu và đa u tủy cũng như ung thư hạch không Hodgkin, một bệnh ung thư của hệ bạch huyết. Nó được tìm thấy trong sơn móng tay, chất tẩy sơn móng tay, chất làm cứng móng tay và keo dán móng tay.
  • Formaldehyde (formalin hoặc methylene glycol): Chất gây ung thư này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và ung thư vòm họng. Nó được tìm thấy trong sơn móng tay, chất làm cứng móng và chất khử trùng.
  • Ethyl methacrylate: Đây là một chất có thể gây ung thư được tìm thấy trong các sản phẩm làm móng acrylic.

 

Đèn cực tím và ung thư da

Sơn móng dạng gel được thiết kế để sử dụng các đèn LED phát ra tia UVA, giúp sơn khô nhanh. Trong khi tia UVB có thể khiến bạn bị cháy da (như UVB từ tia nắng mặt trời), UVA lại chịu trách nhiệm cho quá trình lão hóa, các tổn thương da và ung thư.

Chuyên gia da liễu thuộc Hiệp hội Da liễu Mỹ khẳng định: "Chúng tôi có đủ lý do để khuyên bệnh nhân chú ý tới việc bảo vệ làn da của họ".

Tờ Asia One (Singapore) đã đăng tải nghiên cứu khoa học mới nhất trên Tạp chí Da liễu Australasian chỉ ra, đèn tia cực tím (tia UV) thường được sử dụng làm khô lớp sơn móng tay trong các cửa hàng nail có thể gây ung thư da.

Theo hội Da liễu Mỹ đã từng cảnh báo những người thường xuyên đi sơn móng, tuy thời gian sử dụng đèn hong khô móng là khá ngắn, nhưng tia UV của đèn mạnh gấp bốn lần so với ánh nắng mặt trời, và chúng có thể tích lũy trong thời gian dài, nguy hại đến sức khỏe của da.

Điều chúng ta thực sự biết về nguy cơ ung thư da dựa trên ánh nắng mặt trời, chứ không phải đèn LED. Ở tiệm làm móng, không có ai đứng cạnh bạn mà nhắc 'Hết giờ rồi'. Phần lớn mọi người có lẽ đã hấp thụ liều lượng (tia sáng từ đèn LED) nhiều hơn nhiều so với những gì chúng ta thấy trong các nghiên cứu.

Trước đó, một báo cáo của Reuters năm 2014, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi sử dụng máy hong móng tay tia UV từ 8-208 lần (tùy thuộc loại máy) có thể phá hủy các thế bào da theo hướng làm tăng nguy cơ ung thư. Những điều đó, có nghĩa là để có một bộ móng đẹp, bạn phải đánh đổi lại da tay sẽ nhanh bị nhăn nheo, lão hóa.

Những người thường xuyên đi làm móng, nhiều lần ghé tiệm nail trong một tháng sẽ đối diện nguy cơ cao hơn khi tiếp xúc liên tục với UVA.

Vì thế, các chuyên gia khuyên phụ nữ chỉ nên sử dụng sơn móng tay dạng gel cho những dịp đặc biệt nhằm giảm nguy cơ bị ảnh hưởng từ hóa chất. Bởi vì móng tay phải mất 6 tuần để trở bình thường sau khi sơn dạng gel.

Theo bác sĩ chuyên khoa, bạn hãy bảo vệ trong suốt quá trình làm móng của bạn bằng cách sử dụng kem chống nắng với một “chất cản vật lý như oxit kẽm hoặc titan dioxide che phủ tòan bộ da”, chúng đóng vai trò cũng như găng tay bảo vệ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top