Kem chống nắng có ngăn cơ thể hấp thụ vitamin D không?

Mối liên hệ giữa kem chống nắng và vitamin D

Kem chống nắng là một biện pháp phòng ngừa bảo vệ da khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời. Chúng giúp ngăn ngừa cháy nắng, lão hóa sớm (như nếp nhăn, da sần sùi) và giảm nguy cơ ung thư da... Các thành phần hoạt tính trong kem chống nắng hoạt động bằng cách hấp thụ ánh nắng mặt trời bức xạ tia cực tím (UV), ngăn cản nó tiếp cận tới các lớp da sâu hơn hoặc bằng cách phản xạ bức xạ.

Tuy nhiên, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời được chia làm 3 loại là tia UVA, tia UVB và tia UVC. Trong đó, tia UVC độc hại nhất nhưng không chiếu xuống mặt đất vì nó bị hấp thụ hết từ tầng ozone.

Tia UVA chiếm tới 95% ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất. Nó vẫn tồn tại kể cả khi trời râm mát, trời mưa. Tia UVA có khả năng xuyên thấu tầng ozone, mây, nước, kính, quần áo mỏng, thậm chí còn xuyên qua lớp hạ bì, làm tổn thương tế bào đáy của da, là nguyên nhân gây sạm da, lão hóa da và ung thư da.

Tia UVB có bước sóng ngắn hơn tia UVA. Đây cũng là tia duy nhất có khả năng kích thích sản sinh vitamin D. Nhưng do tia này có thể xuyên qua được tầng ozone nhiều nhất trong ngày là từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nên ánh nắng gay gắt lúc này có thể làm tổn thương da.

Vì vậy, việc bôi kem chống nắng ngăn tia cực tím tiếp xúc với da khiến nhiều người sợ sẽ ảnh hưởng đến việc tổng hợp vitamin D. Nhưng theo các chuyên gia, điều này không đáng lo ngại vì những lý do sau:

1. Chúng ta thường sử dụng kem chống nắng ít hơn lượng kem chống nắng được khuyến cáo sử dụng (khoảng 28g) và bôi không đều trên mặt da, dẫn đến một số vùng da ít hoặc không được bảo vệ.

2. Có ít người bôi lại kem chống nắng sau 2-3 tiếng hoạt động để duy trì hiệu quả của kem chống nắng.

3. Kem chống nắng không thể lọc 100% hàm lượng tia UV tiếp cận với da (SPF 15 có thể loại bỏ 93% tia UV, SPF 30 là 97% và SPF 50 là 98%). Vì vậy vẫn còn một hàm lượng tia UV rất nhỏ xâm nhập da để tổng hợp vitamin D dù bạn đã bôi kem chống nắng.

 

Cách bổ sung vitamin D qua đường ăn uống

Ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với tia UV của ánh nắng mặt trời. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D qua đường ăn uống bằng cách thêm những món như: Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, sữa chua và nước cam tươi ép,… vào bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết, hàm lượng vitamin D cơ thể cần thiết thay đổi theo độ tuổi như sau (tính bằng đơn vị Internal Units – IU):

  • 400 IU cho trẻ sơ sinh / trẻ 0-1 tuổi

  • 600 IU cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn từ 1-70 tuổi

  • 800 IU cho người lớn từ 71 tuổi trở lên

Vì vậy, bạn không nên nạp quá 2000 IU/ngày. Nếu vượt mức 2000 IU/ngày sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc, với những tác dụng phụ như thừa calci trong máu, dẫn đến cảm giác khó chịu, buồn nôn, suy sụp tinh thần.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top