Nghiên cứu trên được công bố tại Tạp chí Khoa học thực phẩm được tiến hành bởi tiến sĩ Hiromi Kimoto-Nira và đồng nghiệp ở Viện Khoa học Gia súc và Đồng cỏ thuộc Tổ chức Nghiên cứu Nông Lương Quốc Gia, Nhật Bản.
Các nghiên cứu trước đó đã cho thấy probiotic – các vi sinh vật sống hoặc vi khuẩn có lợi – có tác dụng trong điều trị các bệnh về da. Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Tin tức Y học Hàng ngày cho thấy một loại probiotic tên là Bifidobacterium infantis 35624 có tác dụng chống lại bệnh vảy nến – một chứng bệnh tự miễn khá phổ biến.
Tuy nhiên, tiến sĩ Kimoto-Nira cho biết có ít nghiên cứu về tác dụng của probiotic đối với da ở người trưởng thành.Vì thế, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá lợi ích cho da của sữa lên men nhờ vi khuẩn Lactococcus lactis chủng H61 mà được sử dụng rộng rãi để sản xuất các sản phẩm bơ sữa lên men ở Nhật Bản trong 50 năm qua.
Nhóm đã tuyển 23 phụ nữ từ 19 đến 21 tuổi vào tham gia nghiên cứu. Những phụ nữ này được lựa chọn ngẫu nhiên để sử dụng sữa lên men do H61 hoặc sữa chua thường mỗi ngày trong 4 tuần. Nghiên cứu này mang tính mù đôi, nghĩa là cả người tham gia và nhà nghiên cứu đều không biết các đối tượng sử dụng sản phẩm nào.
Mẫu máu của người tham gia được lấy ở đầu và cuối nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã đo độ hyđrat hóa da, mức melanin và độ co dãn da ở má và bắp tay và đo lượng bã nhờn ở má của người tham gia.
Mặc dù độ hyđrat hóa da tăng lên ở cả hai nhóm vào cuối nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy những người sử dụng sữa lên men do H61 có lượng bã nhờn cao hơn, đồng nghĩa với khả năng bảo vệ da tốt hơn.
Bình luận về phát hiện trên, nhóm nghiên cứu nói: “Do lipid trong da góp phần duy trì lớp bảo vệ da, sữa lên men do H61đem lại tác dụng có lợi cho da của phụ nữ trẻ.”
Probiotics được biết đến nhiều nhất với tác dụng thúc đẩy chức năng ruột và tiêu hóa nhưng nghiên cứu này cho thấy probiotic còn có thể đem lại nhiều lợi ích khác nữa.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh