Nổi mẩn ngứa do rối loạn hệ miễn nhiễm của cơ thể người bệnh có thể do thay đổi thời tiết đột ngột, chuyển mùa, mưa ẩm, gió lạnh, nắng nóng; hoặc do cơ thể dị ứng với thức ăn; dùng mỹ phẩm không đúng cách; tiếp xúc với lông của thú nuôi, côn trùng, phấn hoa; hít, ngửi phải hóa chất gây kích ứng…
– Biểu hiện của mẩn ngứa dị ứng là trên da mọc các nốt sẩn có màu hồng nhạt, hoặc đỏ tía, sưng, phù nề, hình dạng có khi vòng tròn, có khi vệt dài hoặc hình ô van. Nốt mẩn ngứa có thể xuất hiện có khi một vùng, có khi nhiều vùng da, có khi chỉ rải rác một vài chỗ.
– Ngứa là biểu hiện rõ nhất, càng gãi càng ngứa, gãi có khi chảy máu vẫn muốn gãi. Cơn ngứa kéo dài từ vài chục phút tới vài tiếng. Nhiều bệnh nhân ngứa một tuần vài ba lần, cũng có nhiều bệnh nhân ngày nào cũng ngứa rất khó chịu. Cơn ngứa có thể dứt nếu ấm lên.
Bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa nên hạn chế gãi, mặc đủ ấm, không nên mặc những loại quần áo kích ứng da như vải chứa nhiều chất ni lông, không nên mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát lên da làm kích thích da.
Nếu có dấu hiệu ngứa dai dẳng, cần đi khám để được điều trị, nếu để lâu, gãi nhiều, khiến da nhiễm trùng, viêm da, tình trạng da thêm tồi tệ.
Nên chú ý đến ăn uống để đối phó với dị ứng mẩn ngứa do thời tiết. Tăng cường ăn trái cây, chẳng hạn như cam, chanh đều có chứa nhiều vitamin C, chống lại hoạt tính của histamin, – chất gây dị ứng mạnh trong cơ chế gây ra dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể chống lại vi khuẩn.
Cần giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, sử dụng kem giữ ẩm phù hợp, hạn chế tắm nước quá nóng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh