✴️ Mổ sa bàng quang qua ngõ âm đạo (tạo hình thành trước âm đạo)

ĐẠI CƯƠNG

Sa bàng quang là do phần dưới của bàng quang tụt qua lỗ cơ quan sinh dục ngoài, đẩy thành trước của âm đạo ra ngoài âm hộ. Hiện tượng này gây cảm giác nặng tức chèn đẩy âm đạo hoặc còn theo các rối loạn về đường tiểu tiện: không giữ được nước tiểu khi gắng sức hoặc là tiềm tàng bị che đậy bởi khối bàng quang bị sa chẹn vào và chỉ phát hiện khi bắt đầu can thiệp.

 

CHỈ ĐỊNH

Bàng quang lộ thiên, sa ra ngoài âm hộ (sa bàng quang độ III, độ IV).

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh già yếu không đảm bảo gây mê, gây tê.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Phẫu thuật viên (PTV) chuyên khoa tiết niệu được đào tạo 1 PTV tiết niệu và 2 -3 PTV ngoại chung.

Phương tiện

Bộ dụng cụ trung- đại phẫu.

Người bệnh

Giải thích kỹ trước phẫu thuật nhất là các tai biến và biến chứng có thể xảy ra trong và sau mổ. Giải thích cho người bệnh và người nhà cách thức mổ, tác dụng chữa bệnh của phẫu thuật, những nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra.

Thời gian phẫu thuật: 100-120 phút

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Tư thế

Tư thế sản khoa, đầu thấp.

Vô cảm

Gây mê toàn thân.

Kỹ thuật

Đặt thông đái có bóng trước mổ.

Đường mổ hoàn toàn theo đường âm đạo.

Khâu hẹp âm đạo ở thành trước.

Bộc lộ thành trước âm đạo bằng 4 mũi chỉ: một ở phía trên của thành âm đạo ngay dưới miệng sáo. Hai chỉ ở phía bên kéo thành trước âm đạo ra hai phía bên của đường rạch ở giữa. Một sợi chỉ ở phía dưới kéo cổ tử cung về phía dưới.

Rạch thành âm đạo: bắt đầu cách lỗ đái 1,5-2cm đi xuồng dưới cách cổ tử cung 1,5-2cm. Đường rạch lấy hết thành âm đạo, dừng lại khi tiếp cận cân bao quanh bàng quang.

Bóc tách bàng quang ra khỏi thành âm đạo: tách được toàn bộ bàng quang khỏi thành âm đạo, trừ vùng niệu đạo phía dưới lỗ đái.

Cắt đoạn một phần thành trước âm đạo: cắt bỏ thành âm đạo do thoát bị của bàng quang.

Khâu thành âm đạo: đảm bảo thu hẹp bàng quang thoát vị mà còn giúp chống đỡ cho bàng quang.

 

TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

Nhiễm trùng vết mổ: vết mổ tấy đỏ, có mưng mủ, tụ máu tầng sinh môn.

Thời gian đặt ống thông tiểu sau mổ: thông thường lưu ống thông tiểu từ 5-7 ngày.

Đái khó sau mổ: sau rút sonde tiểu người bệnh đái khó hoặc không đái được.

Cần nong niệu đạo, làm giãn nở lại thành âm đạo.

Són tiểu sau mổ: sau khi rút thông tiểu người bệnh còn són tiểu khi ho hoặc hắt hơi, gắng sức.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top