Da sần vỏ cam thường xảy ra do tình trạng chất béo tích tụ trong các tế bào mỡ dưới da. Sự phân bố không đều của chất béo, cơ và các mô liên kết có thể khiến da trở nên sần sùi, không bằng phẳng.
Ngay cả khi bạn có lối sống lành mạnh, chị em vẫn có thể bị da sần vỏ cam do cấu trúc cơ thể khác biệt. Thêm vào đó, họ cũng có thể gặp phải tình trạng này do yếu tố di truyền.
Những người có lối sống ít vận động hoặc đang mắc các vấn đề về nội tiết như mất cân bằng tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)… sẽ có nguy cơ bị da sần vỏ cam cao hơn.
Tư thế cái ghế (Utkatasana)
Tư thế này không chỉ giúp tăng lưu lượng máu xuống chân mà còn giúp làm săn chắc các cơ ở hông, đùi và chân của bạn.
Tư thế chim đại bàng (Garudasana)
Khi thực hiện tư thế yoga này, bạn sẽ buộc phải siết chặt cơ đùi để giữ thăng bằng trên đôi chân. Điều này có thể giúp đốt cháy chất béo, làm mịn da.
Tư thế đứng bằng vai (Sarvangasana)
Tư thế này khiến bạn phải tác động tới các cơ ở vùng lõi và cơ mông để giữ thăng bằng. Do đó, thực hiện tư thế yoga này sẽ giúp hỗ trợ đốt cháy chất béo, làm săn chắc cơ bắp và ngăn ngừa sự hình thành tình trạng da sần vỏ cam.
Tư thế cây cầu (Setubandhasana)
Tư thế này giúp bạn phải vận động các cơ ở vùng lõi để có thể nâng mông và lưng dưới lên khỏi mặt đất. Tập tư thế cây cầu sẽ giúp bạn đốt cháy chất béo quanh các vùng da hay bị ảnh hưởng bởi da sần vỏ cam.
Tư thế đứng gập người (Uttanasana)
Tư thế này sẽ giúp kéo căng, giúp cơ lưng, hông và đùi trở nên săn chắc hơn, từ đó giảm thiểu sự xuất hiện của các vùng da sần sùi, không bằng phẳng.
Tư thế plank (Kumbhakasana)
Tập plank có thể giúp vận động các cơ tại cánh tay, giúp giảm mỡ thừa và ngăn ngừa sự hình thành da sần vỏ cam. Tư thế yoga này còn giúp làm săn chắc, củng cố vùng lõi của cơ thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh