Một số thông tin về mụn cóc

Mụn cóc là những u lành tính ở lớp biểu bì do virus gây nên. Loại virus này có tên gọi là virus gây u nhú ở người HPV, virus có chứa DNA chuỗi kép. Virus cư trú ở lớp trên cùng của biểu bì và nhân lên gần giống với da bình thường. Các loại HPV khác nhau có thể gây ra những loại mụn khác nhau. Một số nhóm HPV cũng có thể gây ung thư cổ tử cung và một số nhóm khác có thể gây ung thư liên quan đến mụn cóc.

Điều lý thú là, mụn cóc không ăn sâu xuống da như chúng ta thường nghĩ. Chúng chỉ phát triển ở lớp trên của da, biểu bì. Tiếp theo, chúng có thể phát triển đến lớp thứ 2 của da, hạ bì. Chúng không phát triển thành lớp trung bì. Phần phía dưới của mụn cóc hoàn toàn trơn tru.

Biểu hiện của mụn cóc

Mụn cóc thường phát triển ngoài da dưới dạng cột hình trụ. Những cột này không có ngòi khi chúng phát triển trên những lớp da mỏng hơn, ví dụ trên mặt. Ở vùng da dày hơn, những cột ngòi dính vào với nhau tạo thể khảm điển hình. Những chấm đen có thể xuất hiện trên mụn cóc. Đây là những mạch máu phát triển nhanh chóng và bất thường ở trong mụn cóc.

 

Những ai có thể bị mụn cóc?

Mụn cóc xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường thì ở trẻ em và thanh thiếu niên. Chúng lan rộng qua tiếp xúc trực tiếp, đơn giản chỉ bằng việc chạm vào mụn cóc. Mục cóc thường tự biến mất và thời gian để mụn cóc biến mất không xác định.

Hầu hết mụn cóc tự mất trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, nhưng có thể hằng năm. Mụn cóc xuất hiện ở những người nhạy cảm với mụn cóc và thời gian chúng biến mất liên quan đến hệ miễn dịch của mỗi cá nhân. Những người có bệnh về hệ miễn dịch như AIDS và u lympho hoặc điều trị hóa chất thường có mụn cóc kéo dài hơn.

 

Acid salicylic và mụn cóc

Hầu hết mụn cóc có thể được điều trị bằng đơn thuốc tự mua. Với những người không hợp với những phương pháp này, những loại điều trị khác có thể hiệu quả.

Acid salicylic được dùng khá phổ biến và có hiệu quả điều trị nhưng cần phải được sử dụng hằng ngày. Cách tốt nhất khi sử dụng acid salicylic là đầu tiên phải cắt mụn cóc bằng dao, đá mài hoặc bàn chải nhỏ. Ngâm mụn cóc trong nước ấm sẽ giúp thuốc hấp thu tốt hơn. Sau đó, bôi Acid salicylic bôi lên mụn cóc để làm khô mụn. Bọc những mụn cóc đã bôi thuốc bằng gạc hoặc băng để giúp hấp thu thuốc tốt hơn. Thủ thuật này nên được lặp lại hằng ngày quanh giờ đi tắm.

Acid salicylic có thể mua được ở nhiều dạng, bao gồm kem bôi hoặc ở dạng miếng dán.

 

Làm lạnh mụn cóc

Liệu pháp làm lạnh là một phương pháp điều trị mụn cóc hữu hiệu khác. Kĩ thuật viên sẽ đặt nito lỏng dưới dạng xịt hoặc miếng cotton lên mụn cóc. Nó sẽ làm lạnh và diệt các tế bào bị ảnh hưởng. Mô liên kết không bị phá hủy; do đó, tổn thương được chữa lành mà không để lại sẹo lớn.

HPV không bị giết bởi liệu pháp làm lạnh và được giải phóng vào mô xung quanh và khi đó hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt chúng. Một vết rộp da sẽ hình thành ở vị trí được điều trị, sau đó bong ra. Tuy nhiên, các nốt phổng da sau khi làm lạnh gây đau khi đi lại, do vậy liệu pháp làm lạnh không phải là lựa chọn đầu tiên với mụn cóc ở bàn chân.

Những loại thuốc khác có thể được bôi lên mụn cóc hoặc tiêm như acid lactic, trichloroacetic acid (TCA), formalin, glutaraldehyde, cantharidin, podophyllin, Retin-A, và bleomycin. Những phương pháp này chỉ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top