✴️ Ngứa khi trời lạnh – Vì sao?

Nội dung

Đa phần các trường hợp ngứa khi trời lạnh sẽ đến nhanh rồi đi nhanh chóng nhưng vẫn có trường hợp tình trạng ngứa sẽ kéo dài nếu không được kiểm, xử lý tốt dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Ngứa khi trời lạnh do đâu?

Theo lý giải của Đông y, do ảnh hưởng của phong hàn gây dị ứng, mẩn ngứa, mề đay sẽ khiến ngứa khi trời lạnh.

Nhưng theo Tây y, cơ thể con người có thể bị dị ứng bởi nhiều thứ, trong đó có cả thời tiết lạnh. Nổi mề đay do thời tiết lạnh là phản ứng dị ứng của da khi tiếp xúc với nhiệt độ môi trường quá thấp.

Các nghiên cứu cho thấy cơ thể người dễ bị mẩn ngứa khắp người khi ở ngưỡng nhiệt độ là 4 độ C. Nhưng trên thực tế, ngưỡng nhiệt độ sẽ dao động tùy vào độ ẩm môi trường và cơ địa của từng người.

Tình trạng ngứa khi trời lạnh sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác như:

  • Cảm giác bỏng rát trên vùng da bị ảnh hưởng

  • Sốt

  • Đau đầu

  • Đau khớp

  • Mệt mỏi

  • Lo lắng, hồi hộp

  • Người bệnh có thể bị sưng lưỡi, phù nề thanh quản dẫn đến khó thở khi uống nước đá lạnh, ăn các thực phẩm lạnh như kem, đá…

Ngứa khi trời lạnh

 

Ngứa khi trời lạnh cần đến bệnh viện khi nào?

Tình trạng ngứa khi trời lạnh có thể xuất hiện đột ngột và tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên những lần sau đó, sau khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh thì trong vài giờ hoặc vài ngày mới có triệu chứng và hết sau 2 ngày.

Ngứa khi trời lạnh về bản chất là một loại dị ứng, khi trời nhiệt độ thấp, khắp người sẽ nổi mẩn ngứa như một phản ứng tự vệ của cơ thể. Một số trường hợp nặng, người bệnh sẽ bị khó thở, suy hô hấp hoặc sốc phản vệ.

Nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu tự nhiên bị ngứa khắp người khi trời lạnh kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở, thở như khò khè

  • Sưng lưỡi và cổ họng

  • Tim đập nhanh

  • Tụt huyết áp

  • Ngất xỉu

  • Sốc

 

Chẩn đoán ngứa khi trời lạnh

Người có triệu chứng nổi mẩn ngứa khắp người khi trời lạnh nếu đi khám bác sĩ cần cho bác sĩ biết rõ các biểu hiện đi kèm, bệnh sử của bản thân (nếu có).

Để xem phản ứng của cơ thể người bệnh đối với nhiệt độ thấp, bác sĩ sẽ làm một bài kiểm tra bằng cách chườm lạnh lên cơ thể trong vài phút.

Nếu như bạn bị nổi mề đay do nhiệt độ thấp liên quan đến di truyền thì da có thể bị phản ứng ngay lập túc hoặc sau đó vài phút.

Nếu trường hợp loại trừ khả năng dị ứng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu nhằm tìm kiếm các nguyên nhân gây ngứa khác, ví dụ như nhiễm khuẩn, ung thư…

Ngứa khi trời lạnh

 

Cách điều trị và phòng ngừa ngứa khi trời lạnh

Ngứa khi trời lạnh khi điều trị sẽ tập trung vào mục đích thuyên giảm hoặc kiểm soát các triệu chứng dị ứng này. Có thể kiểm soát trước hoặc sau các triệu chứng sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Để điều trị, các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin như: antihistamine, cyproheptadine, doxepin, xolair…

Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên chủ động phòng ngừa tình trạng ngứa khi trời lạnh bằng cách:

  • Mặc quần áo ấm, sử dụng mũ, khăn quàng, găng tay… thêm để da càng ít tiếp xúc với môi trường lạnh càng tốt

  • Kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm hoặc bơi

  • Tắm bằng nước ấm

  • Không uống nước đá, nước quá lạnh.

  • Không ăn các món ăn lạnh như kem, đá xay…

  • Uống thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Một số người sẽ gặp phải tình trạng ngứa khi trời lạnh, tùy theo nguyên nhân và cơ địa mà người bệnh cần theo dõi, quan sát kỹ. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là các triệu chứng khi bị ngứa nhé.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top