Chốc lở thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nguyên nhân gây chốc lở là do hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) và Streptococcus pyogenes. Bình thường, cả hai loại vi khuẩn này có thể tồn tại trên da và vô hại cho đến khi trên da có một vết thương như cào xước, côn trùng cắn… và vi khuẩn sẽ xâm nhập gây nhiễm trùng.
Bệnh có thể lây khi người khỏe mạnh tiếp xúc với vi khuẩn gây chốc lở khi vùng tiếp xúc bị thương tổn, chẳng hạn như quần áo, khăn ga…
Khi vi khuẩn tụ cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể nó sẽ sản xuất ra một loại độc tố làm chốc lở lan rộng.
– Chốc lở hiếm khi nghiêm trọng, bệnh thường được cải thiện trong 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, nếu không quan tâm điều trị, chốc lở có thể dẫn đến biến chứng. Ngay khi có dấu hiệu bất thường, cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tùy từng tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chọn để điều trị chốc lở với một thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng sinh uống.
– Tránh gãi lên vết loét cho đến khi chúng lành. Cắt móng tay ngắn để ngăn gãi trong vô thức.
– Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không dính đến khu vực bị nhiễm bệnh.
– Giữ cho da sạch sẽ, nhà ở cần thông thoáng, tránh những nơi ẩm thấp nhiều côn trùng.
– Ngăn ngừa nhiễm trùng ngay khi có các vết cắt vết xước,côn trùng cắn trên da.
– Rửa tay thường xuyên.
– Không sử dụng chung một khăn cho nhiều người.
– Uống đủ nước, nước trái cây và rau xanh để tăng sức đề kháng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh