Phụ nữ mang thai thường gặp phải các vấn đề về da nào?

Thay đổi da thường xảy ra trong khi mang thai là gì?

​​Bởi vì trong quá trình mang thai, nội tiết tố thay đổi, vùng da xung quanh núm vú và bộ phận sinh dục trở nên thẫm và xuất hiện một đường đen ở giữa bụng. Có thể sẽ có vết rạn da màu đỏ tía hoặc hồng khi bụng to ra vì sự kéo dãn của da khi trẻ phát triển trong tử cung. Đây là những thay đổi da sinh lý diễn ra trong thai kì. Một số phụ nữ còn xuất hiện sắc tố trên mặt (nám).

 

Vậy liệu những thay đổi này có kéo dài không và chúng có thể chữa trị không?

Những thay đổi da sinh lý thường có xu hướng kéo dài một thời gian sau khi sinh, nhưng chúng sẽ mờ dần, thường không hoàn toàn, theo thời gian. Các sắc tố có thể sáng lên với kem dưỡng trắng, nhưng các vết rạn hiếm khi biến mất mà chỉ sáng lên. Các loại kem được quảng cáo là ngăn ngừa vết rạn thì thường không hiệu quả. Hầu hết các bệnh về da trong quá trình mang thai là không có hại tới thai nhi. Tuy nhiên bệnh Rubella (Sởi Đức), giang mai và nhiễm mụn rộp đường sinh dục có thể có hại đến thai nhi trong tử cung

Rubella  (Sởi Đức)

Nhiễm trùng này gây ra bởi virus lây truyền qua ho và hắt hơi. Ngay sau khi nhiễm vius rubella, các nốt phát ban nhưng không ngứa sẽ xuất hiện khắp cơ thể, kéo dài 2-3 ngày. Nếu như tình trạng nhiễm trùng diễn ra trong 4 tháng đầu mang thai, trẻ sẽ có những khuyết tật bẩm sinh hoặc thậm chí chết trong tử cung. Tất cả phụ nữ nên tiêm vaccine phòng bệnh Rubella từ nhỏ, nhưng không nên tiêm trong khi mang thai.

Giang mai

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong thời kì đầu, các vết loét không đau sẽ xuất hiện ở bộ phận sinh dục, có thể lành một cách tự nhiên trong vòng 3 tuần mà không cần chữa trị. 6 đến 8 tuần sau, các nốt phát ban xuất hiện trên da, lòng bàn tay, bàn chân và miệng. Nếu nhiễm trùng diễn ra trong khi mang thai, trẻ có thể sinh ra với những khuyết tật về tim, xương và não. Ở Singapore, tất cả phụ nữ được xét nghiệm giang mai trong những lần khám thai kì định kì.

Mụn rộp đường sinh dục

Nhiễm mụn rộp đường sinh dục gây ra bởi virus. Nhiễm trùng đường sinh dục thì thường phải có quan hệ sinh dục. Đây là một bệnh tái phát. Bệnh xuất hiện với những vết bỏng rộp đau và lở loét ở bộ phận sinh dục và virus có thể xuất hiện trong âm đạo mà không có triệu chứng gì. Trong lúc sinh, trẻ có thể bị nhiễm virus do gây nhiễm trùng trên da, trong não và gan. Nhiễm trùng trên trẻ sơ sinh có thể ngăn ngừa bằng cách đảm bảo rằng tình trạng nhiễm trùng của người mẹ được kiểm soát trong lúc sinh. Việc mổ đẻ đôi khi là cần thiết để phòng ngừa nhiễm trùng.

 

Những bệnh về da nào đặc biệt thấy trong thời gian mang thai

Những bệnh về da dưới đây chỉ diễn ra trong thời gian mang thai và chúng thường hết sau khi sinh:

Phát ban đa dạng ở phụ nữ có thai 

Cứ 300 phụ nữ mang thai thì sẽ có một người bị bệnh ngứa da này. Phát ban thường xuất hiện ở vết rạn trên bụng sau đó lây lan đến những vùng khác của cơ thể. Bệnh về da thường không hại đến thai nhi và luôn khỏi sau 6 tuần sau sinh. Rất hiếm khi chúng bắt đầu sau khi sinh nhưng sẽ biến mất sau 6 tuần.

Bệnh herpes thai nghén

Rối loạn về da này xuất hiện như những vết bỏng giộp nhỏ mà thường bắt đầu ở rốn. Bệnh này rất hiếm gặp. Không có bất kì một nguy cơ nghiêm trọng nào cho thai nhi, trừ những trường hợp sinh non. Bệnh này có xu hướng tái phát trong những lần mang thai sau.

Bệnh hồng ban đa dạng ở phụ nữ mang thai

Phát ban này có những biểu hiện điển hình và thường ảnh hưởng đến cơ thể và cánh tay. Nó không ngứa và có thể hết thậm chí trước khi sinh hoặc sau đó. Có rất nhiều lý do gây nên bệnh hồng ban đa dạng (như nhiễm trùng, phản ứng thuốc) và bác sĩ cần phải phân biệt chúng.

Rụng tóc trong và sau khi mang thai

Rụng tóc nhiều có thể xảy ra một thời gian ngắn sau khi sinh. Bệnh này gọi là Telogen Effluvium. Bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn sau 3 đến 6 tháng mà không cần điều trị. ​​

 

Có biện pháp phòng ngừa nào đặc biệt tôi nên sử dụng khi gặp vấn đề về da khi mang thai không?

Hầu hết những bệnh về da có thể chữa trị giống với cách chữa trị ở phụ nữ không mang thai. Bác sĩ sẽ tránh dùng những loại thuốc không an toàn đến thai nhi trong tử cung. Việc báo cho bác sĩ khi nào bạn có thai là rất quan trọng. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu như có bất kì vết phát ban nào xuất hiện khi bạn đang mang thai. Đừng tự chữa trị. Hãy tránh những loại thuốc truyền thống mà có thẻ ảnh hưởng đến thai nhi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top