Nếu xuất hiện hiện tượng ngứa ngoài da, cần tìm được nguyên nhân để loại bỏ nó. Thường thì nguyên nhân có thể được người bệnh tìm thấy như vừa ăn một thức ăn lạ, vết cắn của côn trùng, tiếp xúc với hóa chất…
Nếu ngứa ngáy kéo dài hơn 1 ngày, không tìm được nguyên nhân, thì cách trị ngứa ngoài da tốt nhất là cần đi khám và làm các xét nghiệm để kiểm tra. Nếu nghi ngờ dị ứng, cần làm xét nghiệm máu. Hoặc cũng có thể lấy một mẫu da, quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra nguyên nhân.
Sau khi thăm khám, tìm chính xác nguyên nhân gây ngứa, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Nếu ngứa do nấm, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn thì những loại thuốc điều trị cục bộ hay toàn thể có thể cần thiết. Những thuốc điều trị cục bộ thì bôi trực tiếp lên da. Những thuốc hệ thống thì cần phải dùng qua đường uống hoặc tiêm để thuốc phân tán khắp nơi trên cơ thể.
Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, không khí ô nhiễm cũng là một nguyên nhân gây dị ứng; không nên gần gũi thú nuôi; các đồ dùng trong nhà như bàn ghế tủ cần giữ vệ sinh sạch sẽ.
Duy trì độ ẩm, nhiệt độ thích hợp, với những người thường bị dị ứng, không nên ra ngoài vào thời điểm sáng sớm, nên để cơ thể thích ứng dần dần với thời tiết.
Các hóa chất, chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm… nên hạn chế tiếp xúc đến tối đa.
Rèn luyện cơ thể là một cách trị ngứa ngoài da, thể dục để tăng sức đề kháng, giúp chống lại những nguy cơ dị ứng.
Chú ý chế độ ăn uống, nên ăn các thức ăn tươi, tránh các thứ ăn ôi, thiu, thức ăn đóng hộp… Bổ sung nhiều vitaminC. Tránh sử dụng rượu, thuốc lá.
Tinh thần căng thẳng, áp lực có thể khiến cơ thể bị dị ứng, mẩn ngứa ngoài da. Nên giữ tinh thoải mái kết hợp với chế độ nghỉ ngơi thích hợp đề phòng dị ứng phát sinh.
Nên tắm nhanh và tắm không cần xà bông. Lau người nhẹ nhàng chứ không nên chà xát mạnh.
Nếu đối tượng bị mẩn ngứa là trẻ em, cần cắt ngắn móng tay đề phòng nguy cơ trầy da do gãi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh