Nhiều người nói rẳng muối hồng Himalaya là một loại muối trong sạch nhất và cũng mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhất. Chúng ta hãy phân tích các đặc tính của loại muối này xem có đúng như vậy không nhé.
Muối hồng Himalaya có cấu trúc hóa học tương tự với muối ăn và có chứa 98% natri chloride. Phần còn lại của loại muối này là các khoáng chất như kali, magie và canxi, từ đó làm cho loại muối này có màu hồng nhạt. Các loại khoáng chất này cũng lý giải vì sao muối hồng Himalaya lại có vị khác so với muối bình thường.
Mọi người sử dụng loại muối này tương tự như muối ăn bình thường: dùng khi nấu ăn, ướp thịt và muối đồ ăn.
Những tảng muối hồng to đôi khi được sử dụng làm bề mặt nấu nướng hoặc thớt. Mặt khác, muối hồng Himalaya cũng được sử dụng làm muối tắm. Thậm chí còn có cả đèn hay chân nến làm từ muối hồng.
Natri là một trong những khoáng chất thiết yếu, góp mặt trong nhiều chức năng trọng yếu của cơ thể. Muối có vai trò trong:
Co giãn cơ
Điều hòa và duy trì cân bằng nội môi, chống mất nước
Truyền tín hiệu thần kinh
Ngăn ngừa hạ huyết áp
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng bổ sung muối đầy đủ có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và có thể tiêu diệt các vi khuẩn độc hại. Một nghiên cứu trên động vật còn cho thấy tác động tích cực của muối đến bệnh trầm cảm.
Có những tuyên bố về lợi ích của việc sử dụng muối hồng Himalaya, bao gồm:
Có những nguồn trích dẫn rằng muối hồng Himalaya có chưa đến 84 loại khoáng chất khác nhau.
Trong khi loại muối này có tới 98% là natri chloride, đồng nghĩa với việc chỉ có 2% là các loại khoáng chất. Với lượng muốn tiêu thụ theo nhu cầu khuyến nghị hàng ngày, thì lượng muối tiêu thụ là khá nhỏ, cùng với lượng khoáng thấp trong muối hồng Himalaya, khiến những lợi ích cho sức khỏe của loại muối này có thể không đáng kể.
Nhiều người tin rằng muối hồng Himalaya có chứa ít natri hơn muối ăn thông thường. Tuy nhiên, cả hai loại muối đều có lượng natri tương đương nhau.
Muối hồng Himalaya thường ở dạng thô hơn so với muối ăn. Vì vậy nếu so sánh trong cùng một dung tích, thì lượng muối hồng sẽ ít hơn, từ đó có thể coi là chứa ít natri hơn. Hơn nữa, muối hồng cũng có vị mặn hơn muối thường, vậy nên một người có thể sẽ dùng ít muối hơn để tạo được độ mặn tương đương trong món ăn.
Tuy nhiên, muối hồng cũng được bán dưới dạng xay mịn như muối ăn thông thường. Hãy lưu ý đến vấn đề này khi bạn dùng muối hồng để nấu ăn.
Theo Hiệp thội Tim mạch Hoa kỳ (AHA), hơn 75% lượng muối dung nạp hàng ngày đã đến từ thực phẩm chế biến sẵn công nghiệp. Và muối ăn thường không làm tăng quá nhiều lượng natri của mỗi bữa ăn.
Nhiều người cho rằng muối hồng Himalaya tự nhiên hơn muối ăn thông thường. Điều này cũng có một phần đúng.
Muối ăn thường được tinh chế và trộn với các chất chống vón để ngừa vón cục, chẳng hạn như natri aluminosilicate hoặc magie carbonate. Trong khi đó, muối hồng không có thêm các chất phụ gia.
Nhiều người tin rằng cho thêm một chút muối hồng vào đồ ăn hoặc đồ uống có thể giúp cơ thể đạt được mức cân bằng nước tối ưu và phòng tránh mất nước.
Đúng là natri có vai trò quan trọng trong việc điều hòa cân bằng nội môi. Tuy nhiên, điều này cũng đúng với natri trong những loại muối khác ngoài muối hồng.
Hãy cân nhắc những điều sau khi sử dụng muối hồng Himalaya:
I-ốt là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để duy trì chức năng tuyến giáp và trao đổi chất ở tế bào. Những nguồn thực phẩm dồi dào i-ốt bao gồm cá, thực vật từ biển, trứng, và các chế phẩm từ sữa.
Muối được bổ sung i-ốt là một nguồn cung cấp i-ốt phổ biến khác. Mặc dù muối hồng Himalaya tự nhiên có thể chứa i-ốt, nhưng hàm lượng rất nhỏ so với muối i-ốt thông thường. Vì vậy, những người bị thiếu hoặc có nguy cơ thiếu i-ốt cần phải bổ sung thêm i-ốt từ những nguồn khác nữa nếu đang sử dụng muối hồng hàng ngày.
Mặc dù natri là một trong những khoáng chất thiết yếu, nhưng lượng natri dung nạp cần phải được theo dõi. Với lượng nhỏ thì natri có thể là cần thiết nhưng nếu ăn quá nhiều lại có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
Những người đang có vấn đề về thận, tim hoặc gan, hoặc những người đang theo chế độ ăn giảm muối cần phải theo dõi lượng natri dung nạp và hạn chế ăn các loại muối, bao gồm cả muối hồng.
Ngày nay, phần lớn mọi người đều nạp vào một lượng muối cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày.
Khi ăn quá nhiều muối, thận sẽ phải làm việc cật lực hơn để loại bỏ lượng muối dư thừa qua nước tiểu. Trong trường hợp thận không loại bỏ được hết muối dư thừa sẽ gây tích nước tại các tế bào. Điều này dẫn đến cả thể tích nước và thể tích máu đều tăng lên, gây áp lực lên tim và mạch máu.
Một vài vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan đến lượng muối dung nạp bao gồm:
Tăng huyết áp
Bệnh tim
Đột quỵ
Tổn thương gan
Loãng xương
Bệnh thận
Ăn quá nhiều muối cũng góp phần gây ra các bệnh tự miễn như đa xơ cứng, thấp khớp, lupus và bệnh vảy nến do quá kích ứng hệ miễn dịch.
Các nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa lượng muối dung nạp và béo phì. Với mỗi 1g muối tăng thêm mỗi ngày tương ứng với tăng 25% nguy cơ béo phì ở cả trẻ em và người lớn.
Tại thời điểm này, chưa có bằng chứng cho thấy sử dụng muối hồng Himalaya mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn muối ăn thông thường.
Sử dụng muối hồng thay vì muối ăn có thể giúp giảm lượng natri dung nap, tuy nhiên vẫn cần phải kiểm soát.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh