Vắc-xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (có thể toàn thân hoặc một phần hoặc có cấu trúc tương tự) dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.
Có nhiều loại vắc xin, chúng được phân loại dựa vào dạng của kháng nguyên sử dụng khi tạo ra vắc xin. Thành phần cấu tạo của vắc xin quyết định đến việc chúng được dùng, được bảo quản như thế nào hay được phân phối ra sao. Các loại vắc xin đang được khuyên dùng trên toàn cầu đề cập trong bài này có thể chia làm bốn nhóm chính như bảng dưới đây.
Vắc xin sống giảm độc lực (LAV) 1. Lao (BCG) 2. Vắc xin bại liệt đường uống (OPV) 3. Sởi 4. Rotavirus 5. Sốt vàng
|
Vắc xin kháng nguyên bất hoạt (kháng nguyên đã bị tiêu diệt) 1. Ho gà toàn tế bào (wP) 2. Virus bại liệt bất hoạt (IPV)
|
Kháng nguyên đơn vị (subunit) 1. Ho gà vô bào (aP) 2. Haemophilius influenzae type b (Hib) 3. Phế cầu (PCV-7, PCV-10, PCV-13) 4. Viêm gan B
|
Giải độc tố (độc tố bị bất hoạt) 1. Giải độc tố uốn ván 2. Giải độc tố bạch hầu |
Có sẵn từ những năm 1950, vắc xin sống giảm độc lực (LAV) có nguồn gốc từ mầm bệnh gây bệnh (virus hoặc vi khuẩn) đã bị suy yếu trong điều kiện phòng thí nghiệm. Chúng sẽ phát triển trong một cá thể được tiêm chủng, nhưng vì chúng yếu, chúng sẽ không gây ra hoặc gây bệnh rất nhẹ
Đáp ứng miễn dịch đạt được từ vắc xin sống giảm độc lực hoàn toàn giống với khi mắc bệnh tự nhiên (vắc xin sống giảm độc lực là loại vắc xin tạo đáp ứng miễn dịch hiệu quả nhất). Tuy nhiên một số loại vắc xin cần phải sử dụng liều nhắc lại để củng cố đáp ứng miễn dịch.
Vắc xin sống giảm độc lực có thể xảy ra các phản ứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng, bắt nguồn từ sự nhân lên không kiểm soát của tác nhân có trong vắc xin. Tuy nhiên điều này chỉ gặp khi người sử dụng vắc xin bị suy giảm miễn dịch.
Các vi sinh vật sống cung cấp sự kích thích kháng nguyên liên tục đến khi đủ thời gian để sản xuất tế bào bộ nhớ.
Trong trường hợp virus hoặc vi sinh vật nội bào thường miễn dịch qua trung gian tế bào, các mầm bệnh suy yếu có khả năng sao chép trong tế bào chủ.
Vắc xin bất hoạt được chế tạo từ các vi sinh vật (virus, vi khuẩn, các loại khác) đã bị tiêu diệt thông qua các quá trình vật lý hoặc hóa học. Những sinh vật đã chết này không thể gây bệnh.
Thay vì đưa vắc xin toàn tế bào (bất hoạt hoặc giảm độc lực) vào hệ thống miễn dịch, vắc xin tiểu đơn vị chỉ chứa một phần của mầm bệnh và tạo ra đáp ứng miễn dịch thích hợp.
Vắc xin giải độc tố được tạo ra dựa trên độc tố sản sinh bởi vi khuẩn cụ thể (ví dụ vắc xin uốn ván hoặc vắc xin bạch hầu).
Độc tố xâm nhập vào máu và là nguyên nhân chủ yếu gây ra các triệu chứng của bệnh. Độc tố có bản chất protein được cho là vô hại (giải độc tố) và được sử dụng làm kháng nguyên trong vắc xin để tạo miễn dịch.
Để tăng đáp ứng miễn dịch, giải độc tố được hấp thụ vào muối nhôm hoặc canxi, các chất đóng này đóng vai trò như chất bổ trợ.
Vắc xin giải độc tố an toàn vì chúng không thể gây ra bệnh mà chúng phòng ngừa và không có khả năng đảo ngược độc lực. Các kháng nguyên của vắc xin không tích cực nhân lên và không lây lan sang các cá thể chưa được chủng ngừa. Chúng có tính ổn định, vì ít bị thay đổi bởi nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh