Sự xuất hiện của những cơn đau thắt ngực ngoài việc gây ra những cảm giác khó chịu, sự bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Chúng còn khiến bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng sức khỏe tim mạch. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết những thông tin hữu ích và các biện pháp giúp phòng ngừa và cải thiện các cơn đau thắt ngực.
Đau thắt ngực là cơn đau ngực xảy ra do không cung cấp đủ máu đến các phần của tim. Nó có thể giống như một cơn đau tim, với áp lực hoặc sự ép chặt trong ngực. Đôi khi nó được gọi là những cơn đau thắt ngực hoặc đau ngực do thiếu máu cục bộ. Đây là một triệu chứng của bệnh tim và xảy ra khi có thứ gì đó làm tắc nghẽn động mạch hoặc khiến cho lưu lượng máu giàu oxy trong động mạch không đủ để đến tim.
Cơn đau thắt ngực thường biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề về tim mạch đe dọa đến tính mạng. Điều quan trọng là tìm hiểu điều gì đang xảy ra và bạn có thể làm gì để tránh những cơn đau tim. Thông thường, sử dụng thuốc và thay đổi lối sống có thể kiểm soát cơn đau thắt ngực. Nếu nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần phải phẫu thuật. Hoặc bạn cần phải có thiết bị với tên gọi là stent, một ống nhỏ giúp mở các động mạch.
Bệnh tim cũng có thể gây ra cơn đau tim. Sự giảm lưu lượng máu đến tim trong cơn đau tim kéo dài hơn so với cơn đau thắt ngực. Điều này khiến một phần cơ tim bị hỏng, gây tổn thương vĩnh viễn. Sự sụt giảm lưu lượng máu đến tim trong cơn đau thắt ngực diễn ra trong thời gian ngắn. Vì vậy, điều này không gây ra tổn thương vĩnh viễn.
Có nhiều phân loại cơn đau thắt ngực khác nhau:
Đau thắt ngực ổn định:
Đây là loại đau thắt ngực phổ biến nhất. Hoạt động thể chất hoặc căng thẳng có thể kích hoạt cơn đau này. Nó thường kéo dài vài phút và biến mất khi bạn nghỉ ngơi. Đây không phải là một cơn đau tim, nhưng nó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn. Hãy thông báo cho bác sỹ nếu bạn xuất hiện tình trạng này.
Đau thắt ngực không ổn định:
Bạn có thể xuất hiện các cơn đau thắt ngực không ổn định khi đang nghỉ ngơi hoặc không hoạt động nhiều. Cơn đau có thể mạnh, kéo dài và tái phát nhiều lần. Đây là tín hiệu cho thấy sự xuất hiện các cơn đau tim.
Đau thắt ngực vi mạch
Với chứng đau thắt ngực do vi mạch, bạn bị đau ngực nhưng không có tắc nghẽn động mạch vành. Thay vào đó, điều này xảy ra do các động mạch vành nhỏ nhất không hoạt động bình thường, do đó, tim không nhận được đủ lượng máu cần thiết. Cơn đau ngực thường kéo dài hơn 10 phút. Loại này phổ biến hơn ở phụ nữ.
Đau thắt ngực biến thể
Loại đau thắt ngực này rất hiếm. Nó có thể xảy ra vào ban đêm khi bạn đang ngủ hoặc đang nghỉ ngơi. Động mạch tim đột nhiên thắt chặt hoặc thu hẹp. Nó có thể gây ra nhiều cơn đau và nên điều trị.
Đau ngực là một triệu chứng, nhưng với mỗi người, nó sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Có thể bạn sẽ gặp:
Bạn có thể nhầm cảm giác đau nhức hoặc nóng rát với chứng ợ nóng hoặc đầy hơi. Cảm giác đau xuất hiện phía sau xương ức, lan đến vai, cánh tay, cổ, họng, quai hàm hoặc lưng. Cơn đau thắt ngực ổn định thường thuyên giảm khi nghỉ ngơi nhưng với đau thắt ngực không ổn định thì không và có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn. Đó là trường hợp khẩn cấp cần trợ giúp y tế ngay lập tức.
Đàn ông thường cảm thấy đau ở ngực, cổ và vai. Phụ nữ có thể cảm thấy khó chịu ở bụng, cổ, quai hàm, cổ họng, lưng. Hoặc khó thở, đổ mồ hôi và chóng mặt.
Cơn đau tim xuất hiện khi lưu lượng máu đến cơ tim bị hạn chế hoặc tắc nghẽn, thường là do cục máu đông trong động mạch. Nếu không có oxy, cơ tim sẽ bị tổn thương hoặc thậm chí có thể chết.
Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy đau ngực là triệu chứng đau tim được báo cáo thường xuyên nhất và 61% trong số 256 người tham gia cho biết các triệu chứng của họ không thay đổi.
Các cơn đau thắt ngực có thể có cảm giác như:
Nghiên cứu tương tự cho thấy phụ nữ lớn hơn nam giới khoảng 8 tuổi sẽ bắt đầu xuất hiện các vấn đề về tim mạch và có nguy cơ cao xuất hiện 5 triệu chứng sau đây:
Nghiên cứu cũng cho thấy 21% nữ giới và 10% nam giới không có triệu chứng. Các triệu chứng ít điển hình hơn ở cả nam và nữ là:
Giữa nam giới và nữ giới có thể có phản ứng khác nhau với các triệu chứng của cơn đau tim, đặc biệt nếu các triệu chứng không rõ ràng. Nhưng nếu bạn có các triệu chứng liên quan đến cơn đau tim, hãy đến bệnh viện.
Cơn đau thắt ngực thường xảy ra do bệnh tim. Một chất béo gọi là mảng bám tích tụ trong động mạch, ngăn chặn lưu lượng máu đến cơ tim. Điều này buộc tim phải làm việc với liều lượng oxy ít hơn, gây ra những cơn đau. Bạn cũng có thể có những cục máu đông trong động mạch tim, gây ra các cơn đau tim.
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm:
Các yếu tố nguy cơ của những cơn đau thắt ngực
Một số yếu tố sau có thể khiến bạn có nguy cơ bị đau thắt ngực cao hơn, bao gồm:
Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương của tim. Đối với những người bị đau thắt ngực nhẹ, thay đổi thuốc và lối sống có thể giúp máu lưu thông tốt hơn và kiểm soát các triệu chứng.
Các loại thuốc
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc bao gồm:
Thủ thuật y khoa
Nếu điều trị bằng thuốc không mang lại nhiều hiệu quả, bạn có thể cần phải mở các động mạch bị tắc bằng thủ thuật y khoa hoặc phẫu thuật. Đây có thể là:
Nong mạch/ Đặt Stent: Bác sĩ luồn một ống nhỏ có một quả bóng bên trong xuyên qua mạch máu đến tim. Sau đó, họ thổi phồng quả bóng bên trong động mạch bị thu hẹp để mở rộng và phục hồi lưu lượng máu. Họ có thể chèn một ống nhỏ gọi là ống đỡ động mạch vào bên trong để giúp nó luôn thông thoáng. Stent là vĩnh viễn và thường được làm bằng kim loại. Nó cũng có thể được làm bằng vật liệu mà cơ thể có thể hấp thụ theo thời gian. Ngoài ra, còn có một số loại thuốc giúp giữ cho động mạch của bạn không bị tắc nghẽn trở lại. Thủ tục thường mất ít hơn 2 giờ.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy các động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh từ một phần khác của cơ thể và sử dụng chúng để di chuyển xung quanh các mạch máu bị tắc hoặc bị thu hẹp. Bạn có thể phải ở lại bệnh viện khoảng một tuần sau. Bạn sẽ ở trong phòng chăm sóc đặc biệt trong 1 hoặc 2 ngày, khi đó, các y tá và bác sĩ theo dõi cẩn thận nhịp tim, huyết áp và nồng độ oxy. Sau đó, bạn sẽ chuyển đến một phòng bình thường để hồi phục.
Tăng cường phản xung bên ngoài (EECP) có thể là một lựa chọn để giảm các cơn đau thắt ngực của bạn. Bác sĩ có thể khuyên dùng nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc không phù hợp với bạn. Phương pháp này sử dụng một số vòng đo huyết áp ở cả hai chân để nén các mạch máu ở đó một cách nhẹ nhàng nhưng chắc chắn giúp tăng lưu lượng máu đến tim của bạn. Mỗi sóng được tính theo nhịp tim của bạn. Vì vậy, máu sẽ đến đó nhiều hơn khi nó thư giãn.
Khi tim bơm máu trở lại, áp lực sẽ được giải phóng ngay lập tức và máu được bơm dễ dàng hơn. Nó tạo ra một đường vòng tự nhiên xung quanh các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn gây đau ngực. Điều này có thể giúp một số mạch máu nhỏ trong tim bạn rộng hơn và cung cấp nhiều lưu lượng máu đến cơ tim hơn để giúp bạn giảm đau ngực.
Bạn có thể cần tăng cường phản xung bên ngoài nếu:
Tăng cường phản xung bên ngoài không xâm lấn. Nếu bạn được chấp nhận điều trị bằng phương pháp này, bạn sẽ có 35 giờ trị liệu được cung cấp 1-2 giờ một ngày, 5 ngày một tuần, trong 7 tuần. Các nghiên cứu cho thấy lợi ích bao gồm ít cần dùng thuốc trị đau thắt ngực hơn, ít triệu chứng hơn và khả năng hoạt động tích cực hơn.
Đau thắt ngực làm tăng nguy cơ đau tim. Nhưng có thể điều trị được. Hãy coi đó là một dấu hiệu cảnh báo và đưa ra những lựa chọn lành mạnh.
Thay đổi lối sống
Bạn vẫn có thể hoạt động thể lực nhưng điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể mình. Nếu bạn cảm thấy đau, hãy dừng việc bạn đang làm và nghỉ ngơi. Biết rõ nguyên nhân gây ra cơn đau thắt ngực, chẳng hạn như căng thẳng hoặc tập thể dục cường độ cao. Cố gắng loại bỏ những yếu tố nguy cơ. Ví dụ, nếu bữa ăn lớn gây ra vấn đề, hãy ăn những bữa nhỏ hơn và ăn thường xuyên hơn. Nếu bạn vẫn cảm thấy đau, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thực hiện thêm các xét nghiệm hoặc thay đổi thuốc. Vì đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của điều gì đó nguy hiểm nên việc quan trọng nhất là thăm khám Y khoa.
Những lời khuyên về thay đổi lối sống này có thể giúp bảo vệ trái tim của bạn:
Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại vì nó có thể làm hỏng mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Áp dụng chế độ ăn có lợi cho tim mạch để giảm huyết áp và mức cholesterol. Khi những chỉ số này nằm ngoài phạm vi bình thường, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn có thể tăng lên. Ăn chủ yếu là trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt nạc và sữa không béo hoặc ít béo. Hạn chế muối, chất béo và đường.
Làm những việc để giảm căng thẳng như thiền, thở sâu hoặc tập yoga để thư giãn.
Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.
Khám sức khỏe thường xuyên.
Đau thắt ngực là cơn đau ngực xảy ra khi lưu lượng máu đến tim giảm trong thời gian ngắn.
Đau thắt ngực không gây tổn thương vĩnh viễn cho tim như cơn đau tim.
Nó có thể được điều trị bằng thuốc hoặc các thủ thuật y tế như đặt ống đỡ động mạch hoặc một quả bóng nhỏ để giúp mở động mạch. Đôi khi, phẫu thuật bắc cầu mạch vành là cần thiết.
Tập thể dục, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và theo dõi mức độ căng thẳng là một trong những điều bạn có thể làm để giúp trái tim khỏe mạnh hơn.
Đau thắt ngực có phải là đau tim?
Đau thắt ngực có nghĩa là đau ngực. Đôi khi, nó có thể báo hiệu một cơn đau tim. Đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng về tim. Khi bạn bị đau ngực, hãy thăm khám bác sỹ.
Làm thế nào tôi có thể loại bỏ khí bị mắc kẹt trong ngực?
Trong đường tiêu hóa có thể xuất hiện khí, nếu bạn không thể ợ hoặc thải nó ra ngoài. Đôi khi, nếu nó ở phần trên của đường tiêu hóa sẽ gây ra cảm giác đau ngực. Cần tìm ra nguồn gốc của bất kỳ cơn đau ngực nào mà bạn có thể gặp phải. Nếu bạn gặp các triệu chứng khác cho thấy bạn đang bị đau tim hoặc đau thắt ngực, hãy nhận trợ giúp y tế ngay lập tức. Đau ngực do đầy hơi có thể xảy ra sau khi bạn ăn hoặc uống thứ gì đó sinh hơi. Ợ hơi là cách nhanh nhất để loại bỏ khí bị mắc kẹt, nhưng bạn có thể thử:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh