✴️ Nguyên nhân thoát vị rốn

Thoát vị rốn là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Để xử trí triệt để tình trạng thoát vị rỗn cần xác định đúng nguyên nhân. Vậy, nguyên nhân thoát vị rốn là gì? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

 

Thoát vị rốn là gì?

Thoát vị rốn là tình trạng xảy ra khi một phần của ruột nhô ra qua một lỗ trên các cơ bụng. Thoát vị rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn.  Hầu hết  các trường hợp thoát vị rốn tự cải thiện khi trẻ được 1 tuổi và không cần điều trị. Tuy nhiên, những trường hợp không cải thiện sau 4 tuổi có thể cần phải can thiệp bằng phẫu thuât.

Thoát vị rốn là tình trạng xảy ra khi một phần của ruột nhô ra qua một lỗ trên các cơ bụng.

Thoát vị rốn là tình trạng xảy ra khi một phần của ruột nhô ra qua một lỗ trên các cơ bụng

 

Nguyên nhân thoát vị rốn

- Ở trẻ nhỏ: Trong thời gian mang thai, dây rốn từ bánh nhau đi qua một lỗ nhỏ ở cơ bụng của thai nhi để cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai nhi. Thông thường, lỗ nhỏ này sẽ đóng ngay khi trẻ chào đời. Nếu các cơ không đóng với nhau hoàn toàn ở đường giữa của bụng, điểm yếu này trong thành bụng có thể gây ra thoát vị rốn.

- Ở người lớn, quá nhiều áp lực ở bụng có thể gây ra thoát vị rốn. Các nguyên nhân gây thoát vị rốn gồm: Thừa cân – béo phì, ho kéo dài, mang đa thai, nâng vật nặng, cổ trướng…

Để biết chính xác nguyên nhân thoát vị rốn, người bệnh cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ trên kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân cũng như đánh giá đúng tình trạng thoát vị rốn và tư vấn điều trị phù hợp.

Để biết chính xác nguyên nhân thoát vị rốn, người bệnh cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.

Để biết chính xác nguyên nhân thoát vị rốn, người bệnh cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa

 

Triệu chứng thoát vị rốn

Thoát vị rốn tạo ra khối sưng phồng, mềm gần rốn. Khối phồng có thể từ 1-5 cm đường kính.

Khối phồng xuất hiện khi bé khóc, ho, rặn và biến mất khi bé nằm ngửa, ở trạng thái bình thường.

Không đau, tuy nhiên có thể gây khó chịu ở bụng nếu  thoát vị rốn xuất hiện ở tuổi trưởng thành.

 

Các biến chứng của thoát vị rốn

- Đối với trẻ em, các biến chứng của thoát vị rốn là rất hiếm. Hầu hết các trường hợp thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh có thể cải thiện khi trẻ được 1 tuổi. Tuy nhiên, thoát vị rốn nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng không mong muốn như: Làm giảm cung cấp máu cho các phần của ruột bị mắc kẹt, dẫn đến đau và tổn thương mô; nếu các phần bị mắc kẹt trong ruột hoàn toàn bị cắt nguồn cung cấp máu, hoại tử có thể xảy ra, nhiễm trùng có thể lan rộng ra khắp ổ bụng đe dọa tính mạng…

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về nguyên nhân thoát vị rốn, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 558892 hoặc hotline: 0904 97 0909.

 

Điều trị thoát vị rốn như thế nào?

Khi thấy trẻ có biểu hiện của thoát vị rốn, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị (nếu cần phải điều trị). Nếu trẻ có các biểu hiện như đau đớn, nôn mửa, khối thoát vị  sưng hoặc đổi màu… cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Những trường hợp thoát vị rốn biến chứng gây tắc nghẽn ruột cần phải phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tạo một đường rạch nhỏ tại cơ của khối này. Các mô đệm thoát vị quay trở lại khoang bụng. Hầu hết mọi người có thể về nhà trong vòng một vài giờ sau khi phẫu thuật và tiếp tục hoạt động trong vòng 2 – 4 tuần. Sau phẫu thuật, thoát vị rốn không có khả năng tái phát trở lại.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top