DANH MỤC THUỐC NHÌN GIỐNG NHAU – ĐỌC GIỐNG NHAU (Cập nhật tháng 3/2024)

Định nghĩa LASA

1.1 Thuốc nhìn gần giống nhau (Look Alike - LA): là thuốc được đóng gói trong bao bì trực tiếp (vỉ, viên, ống, lọ, chai, túi) hoặc bao bì gián tiếp (thùng, hộp) tương tự nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước và thiết kế trên bao bì.

1.2 Thuốc đọc viết gần giống nhau (Sound Alike - SA): là thuốc có tên biệt dược hoặc tên hoạt chất phát âm tương tự nhau hay có cách viết tương tự nhau.

 

Các yếu tố gây nhầm lẫn và hậu quả

  • Lỗi nhận thức về thính/thị giác.
  • Đơn/ phiếu ghi không rõ tên thuốc, nồng độ hàm lượng, đường dùng.
  • Lỗi khi nhập dữ liệu từ y lệnh vì hộp thoại sẽ thả rơi những thuốc có những chữ cái thứ tự giống nhau nhưng hoạt chất; hàm lượng; đường dùng khác nhau (Ví dụ: CEF… CEFtriaxone EG 1g; CEFtriaxone Stragen 2g; CEFepim 1g, DUPHA… DUPHAlac; DUPHAston, NOVO…NOVOmix; NOVOrapid…).
  • Yếu tố con người: Không tập trung, không tuân thủ 3 kiểm tra – 3 đối chiếu trong cấp phát thuốc; 5 đúng trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân (BN).

Những yếu tố trên dẫn đến cấp phát, sử dụng thuốc sai y lệnh, không mang lại hiệu quả điều trị, gây nguy hại cho BN thậm chí tử vong.

 

Một số biện pháp chống nhầm lẫn

Ghi y lệnh rõ ràng tên thuốc, nồng độ - hàm lượng, dạng bào chế, liều dùng.

Sắp xếp các thuốc trong danh mục LASA tại kho hoặc tủ trực sao cho dễ dàng nhận biết và phân biệt được (không nhất thiết phải để xa nhau nhưng phải sắp xếp có khoảng cách, khay/hộp đựng riêng, dán nhãn/biển cảnh báo LASA, lưu ý đến các viên, chai/lọ/ống đã ra lẻ), nhãn/biển cảnh báo LASA phải là công cụ giúp chú ý, phân biệt, tránh nhầm lẫn chứ không mang tính hình thức.

Tuân thủ nguyên tắc 3 kiểm tra – 3 đối chiếu trong lãnh/cấp phát thuốc, nguyên tắc 5 đúng trong sử dụng thuốc cho BN.

 

Xem toàn bộ khuyến cáo về thuốc LASA cập nhật đến tháng 03/2024 tại đây

return to top