Giấm táo có nhiều công dụng và ngày càng trở nên phổ biến và được cho là có nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm đường huyết, giảm cân và giảm nguy cơ ung thư.
Thậm chí người ta cho rằng giấm táo có thể có lợi ích trị mụn trứng cá, nhưng có rất ít nghiên cứu chứng minh được điều này. Bài viết này đưa ra một cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.
Giấm nổi tiếng với khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và virus. Trên thực tế, giấm đã được chứng minh là làm giảm 90% số lượng vi khuẩn và 95% virus. Một loại vi khuẩn được gọi là Propionibacterium acnes, hoặc P. acnes, góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá.
Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về khả năng của giấm táo để chống lại P. acnes , nhưng có một vài nghiên cứu về các axit hữu cơ có trong giấm táo. Giấm táo có chứa axit axetic, citric, lactic và succinic, tất cả đều được chứng minh là có thể tiêu diệt P. acnes
Trong một nghiên cứu, 22 người đã thoa kem dưỡng da chứa axit lactic lên mặt hai lần một ngày trong một năm. Hầu hết trong số họ có sự giảm đáng kể tình trạng mụn trứng cá, trong khi chỉ có hai người cải thiện dưới 50%. Dựa trên kết quả của những nghiên cứu này, nên việc thoa giấm táo bôi lên da có thể kiểm soát vi khuẩn gây mụn trứng cá, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn.
Ngay cả sau khi mụn lành vẫn có thể gây thâm và sẹo. Khi bôi trực tiếp lên da, một số axit hữu cơ có trong giấm táo đã được chứng minh là có ích với việc này. Quá trình thoa axit hữu cơ lên da thường được gọi là tái tạo da. Các axit loại bỏ các lớp da bị tổn thương bên ngoài và thúc đẩy tái tạo da mới.
Tái tạo da bằng axit succinic đã được chứng minh là có tác dụng ức chế viêm do P. acnes và có thể giúp ngăn ngừa sẹo. Axit lactic cũng đã được chứng minh là có thể cải thiện kết cấu, sắc tố da ở những người có sẹo mụn trên mặt. Trong khi các nghiên cứu về axit hữu cơ cho thấy kết quả đầy hứa hẹn, thì cần nhiều nghiên cứu hơn để khám phá tác dụng của giấm táo đối với sẹo.
Giấm táo có tính axit mạnh nên nó có thể gây bỏng khi bôi trực tiếp lên da. Trong hầu hết các trường hợp bỏng do giấm táo khi đã tiếp xúc với da trong thời gian dài. Thời gian tiếp xúc với da ngắn ít có khả năng gây bỏng. Để ngăn ngừa tổn thương da, nên sử dụng giấm táo với lượng nhỏ và pha loãng với nước .
Bạn cũng nên tránh sử dụng giấm táo trên da nhạy cảm và vết thương hở, vì nó có khả năng gây đau hoặc tổn thương da trong những trường hợp đó. Nếu bạn thoa giấm táo lên da và cảm thấy nóng rát, hãy thử pha loãng với nhiều nước hơn. Nếu nó vẫn rát, bạn có thể ngừng sử dụng.
Giấm táo có chứa axit hữu cơ có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn trứng cá và cũng có thể giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết sẹo. Tuy nhiên, các nghiên cứu về điều này là không thuyết phục và một số trường hợp mụn trứng cá nghiêm trọng đòi hỏi một liệu trình điều trị nghiêm ngặt hơn. Hơn nữa, bôi giấm táo trực tiếp lên da có thể gây tổn thương và bỏng da, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc vết thương hở. Bởi vì điều này, nó có thể gây hại nhiều hơn là tốt cho những người bị mụn trứng cá.
Do tính axit cao, giấm táo nên được pha loãng trước khi bôi lên da. Dưới đây là một số bước đơn giản bạn có thể làm theo:
Trộn 1 phần giấm táo với 3 phần nước (nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn có thể sử dụng nhiều nước hơn).Rửa mặt nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt và lau khô. Sử dụng một miếng bông thấm, nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên vùng da bị ảnh hưởng. Hãy đợi trong 5 -20 giây, rửa sạch với nước và lau khô. Lặp lại quá trình này 1 - 2 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, sử dụng giấm táo hữu cơ có chứa giấm cái (thường là phần giấm lắng xuống đáy chai). Giấm cái chứa protein, enzyme và vi khuẩn có lợi. Vì vậy giấm cái có thể mang lại nhiều lợi ích hơn so với giấm được lọc và tinh chế.
Các axit hữu cơ trong giấm táo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn trứng cá. Chúng cũng có thể giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết sẹo. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu tồn tại trong chủ đề này là không thuyết phục, và giấm táo có thể không hiệu quả với tất cả mọi người.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh