Trị liệu bằng tia laser được dùng để làm gì?

Ánh sáng laser là một loại ánh sáng rất đặc biệt. Không giống như các nguồn sáng khác, ánh sáng laser có thể được điều chỉnh bằng các bước sóng rất cụ thể. Việc này cho phép ánh sáng có thể tập trung thành những chùm sáng mạnh. Ánh sáng laser mạnh đến nỗi có thể được sử dụng để tạo hình kim cương hoặc cắt thép.

Trong y học, tia laser cho phép các bác sỹ phẫu thuật làm việc một cách vô cùng chính xác. Tia laser có thể tập trung vào một vùng rất nhỏ và rất ít khi gây ra tổn thương cho các mô xung quanh. Những bệnh nhân được điều trị laser có thể ít bị đau, ít bị sưng và sẹo hơn các bệnh nhân sử dụng các phương pháp phẫu thuật truyền thống khác. Tuy nhiên, điều trị bằng tia laser rất tốn kém, và có thể phải điều trị nhiều lần.

Trị liệu bằng tia laser được dùng để làm gì?

Trị liệu bằng tia laser được dùng trong rất nhiều loại thủ thuật. Tia laser được dùng để:

  • Tiêu diệt các khối u, polyp hoặc các sự phát triển tiền ung thư
  • Giảm các triệu chứng ung thư
  • Loại bỏ sỏi thận
  • Loại bỏ một phần tuyến tiền liệt
  • Điều trị bong võng mạc
  • Cải thiện thị lực

Tia laser còn có thể dùng để đốt:

  • Các đầu dây thần kinh, để giảm đau sau khi phẫu thuật
  • Các mạch máu, để ngăn chặn mất máu quá nhiều
  • Các mạch bạch huyết, để làm giảm sưng và hạn chế sự lây lan của các tế bào khối u

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, tia laser có thể rất hữu hiệu trong việc điều trị ung thư giai đoạn sớm, ví dụ như:

  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư dương vật
  • Ung thư âm đạo
  • Ung thư âm hộ
  • Ung thư tế bào đáy của da

Khi sử dụng để điều trị ung thư, trị liệu bằng tia laser thường được áp dụng với các biện pháp điều trị khác, ví dụ như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

Trị liệu bằng tia laser có thể được dùng trong thẩm mỹ để:

  • Loại bỏ mụn, nốt ruồi, vết bớt hoặc các vết cháy nắng
  • Triệt lông
  • Làm giảm nếp nhăn, sẹo
  • Xóa hình xăm

 

Trị liệu tia laser được tiến hành như thế nào?

Kỹ thuật sử dụng tia laser rất khác nhau, phụ thuộc vào từng thủ thuật cụ thể được tiến hành.

Ví dụ, nếu tia laser được dùng để điều trị một khối u, một ống nội soi mềm có thể sẽ được sử dụng để định hướng cho tia laser. Ống nội soi là một ống mảnh, nhẹ được dùng để soi các mô bên trong cơ thể. Ống nội soi được đưa vào cơ thể thông qua các lỗ tự nhiên của cơ thể, ví dụ như miệng, mũi. Các bác sỹ phẫu thuật sau đó sẽ định hướng cho tia laser và loại bỏ hoặc phá hủy các khối u.

Ngược lại, trong thẩm mỹ, tia laser thường được áp dụng trực tiếp lên da.

Các loại tia laser khác nhau được dùng cho nhiều thủ thuật khác nhau:

  • Tia laser CO2: được dùng để tạo ra các vết cắt nông và thường được sử dụng để điều trị các loại ung thư bề mặt, ví dụ như ung thư da.
  • Tia laser argon: cũng để tạo ra các vết cắt nông. Loại tia laser này thường được dùng để kích hoạt các loại thuốc nhạy quang khi điều trị quang động. Loại điều trị ung thư này thường kết hợp với ánh sáng với hóa trị để tiêu diệt được nhiều tế bào ung thư hơn.

 

Nguy cơ khi điều trị bằng tia laser

Điều trị bằng tia laser cũng có một số nguy cơ nhất định. Khi dùng tia laser trên da, có thể gây ra các vấn đề sau:

  • Làm kích hoạt virus herpes (virus gây loét miệng và cơ quan sinh dục)
  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Đau
  • Sẹo
  • Đổi màu vùng da bị tác động.

Ngoài ra, điều trị bằng tia laser còn có một số nhược điểm khác:

  • Ảnh hưởng do tia laser tạo ra có thể không phải vĩnh viễn. Bạn có thể cần phải điều trị nhiều lần với chi phí cao.
  • Một số phương pháp phẫu thuật laser chỉ được tiến hành khi bệnh nhân đã được gây mê. Gây mê đi kèm với rất nhiều nguy cơ khác.
  • Điều trị bằng laser thường rất tốn kém. Phương pháp điều trị này có thể không thích hợp với một số bệnh nhân.

 

Lợi ích của điều trị tia laser

Có rất nhiều lợi ích của việc trị liệu bằng tia laser, phổ biến là:

  • Tia laser chính xác hơn so với các cách phẫu thuật truyền thống. Vết cắt cũng có thể sẽ ngắn và nông hơn, do vậy, ít gây tổn thương đến các mô hơn.
  • Thời gian phẫu thuật thường cũng sẽ ngắn hơn so với các cách phẫu thuật truyền thống. Bệnh nhân cũng thường chỉ cần điều trị ngoại trú và không cần phải ở qua đêm trong bệnh viện. Nếu cần phải gây mê, thời gian dùng thuốc mê cũng sẽ ngắn hơn.
  • Bệnh nhân thường hồi phục nhanh hơn, ít đau đớn, ít sưng và ít để lại sẹo hơn so với các phương pháp phẫu thuật truyền thống.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top