Hăm tã là một vấn đề rất hay gặp phải ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Tình trạng viêm da kích ứng tã là rất phổ biến, và việc đảm bảo thông thoáng, khô ráo cho vùng da này là điều quan trọng nhất để giúp ngăn ngừa tình trạng viêm da.
Một số triệu chứng gặp phải ở trẻ bao gồm:
Nguyên nhân phổ biến nhất của hăm tã là do tiếp xúc với nước tiểu và phân trong thời gian dài. Đây còn được gọi là viêm da quấn tã kích ứng. Tình trạng này thường xảy ra hơn khi bé bị tiêu chảy. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến vùng da ở mông và đùi của bé. Các loại quần hoặc tã giấy không thông thoáng, chật chội có thể khiến tình trạng kích ứng da trở nên trở nên trầm trọng hơn.
Hăm tã cũng có thể do nhiễm trùng nấm men (nấm Candida). Nhiễm nấm này phát triển mạnh ở khu vực ẩm ướt, chẳng hạn như nếp nhăn trên da. Viêm da quấn tã do nấm men trông có màu đỏ, và thường có những chấm đỏ nhỏ xung quanh mép khu vực da bị viêm. Tình trạng này thường không đau và có thể có nguyên nhân hoặc trở nên tồi tệ hơn khi trẻ đang dùng thuốc kháng sinh.
Một số vết phát ban khác có thể xảy ra ở vùng quấn tã bao gồm bệnh chàm, phát ban do vi khuẩn, virus hay dị ứng. Những tình trạng này có thể nhìn thấy trên các bộ phận khác của cơ thể, không cứ là khu vực da quấn tã.
Bỏ tã là cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Cho các vùng da này tiếp xúc với không khí bên ngoài, khô và ấm càng nhiều càng tốt.
Khi thay tã, bạn nên rửa mông cho trẻ bằng xà phòng nhẹ nhàng với nước ấm, rửa sạch và lau khô vùng da này. Có thể giảm bớt đau cho trẻ bằng cách ngâm rửa vùng da trong bồn nước ấm. Bạn nên tránh lau bằng cồn vì điều này có thể gây đau nhiều hơn cho trẻ
Bạn cũng có thể sử dụng thuốc mỡ chống hăm không mùi, chẳng hạn như các loại thuốc có bản chất oxit kẽm để bảo vệ khu vực da này sau mỗi lần thay tã. Nếu tình trạng hăm tã nghiêm trọng hơn, hãy dùng thuốc mỡ có hàm lượng oxit kẽm cao hơn (có thể lên đến 40%). Thoa một lớp dày thuốc mỡ lên vùng da bị hăm sau mỗi lần thay tã và cố gắng không cọ rửa mạnh khi thay. Không dùng chung kem với trẻ khác. Đối với viêm da quấn tã do nấm Candida, nên được điều trị bằng các kem chống nấm tại chỗ như clotrimazole…
Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng hăm tã là thay tã cho bé thường xuyên. Nếu bé bị tiêu chảy, hãy thay tã thường xuyên hơn mức bình thường hàng ngày. Thoa một lớp mỏng kem bảo vệ da cũng có thể bảo vệ vùng da nhạy cảm của trẻ. Nếu các dấu hiệu trở nên nặng nề hơn và trẻ có thể bị sốt, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh