Tại sao chúng ta ghi nhớ thông tin sai?

Bộ não có dây thần kinh ghi nhớ thông tin tự động, bởi vậy nên não bộ luôn luôn lưu lại một cách tự động và vô thức mọi sự kiện và trải nghiệm trong cuộc sống. Đó đương nhiên là một kỹ năng hữu ích để chúng ta thu thập nhiều thông tin, dữ liệu cho bản thân. Tuy nhiên, trên thực tế, não bộ thường xuyên bị tấn công bởi các tác nhân kích thích nên những gì não bộ lưu lại không hơn gì một bản tốc ký, có độ sai lệch nhất định. Điều này góp phần hình thành các suy nghĩ khác nhau về quá khứ, hiện tại và tương lai của mỗi người. 

Khi chúng ta nghe thông tin mới, những sự việc mới mẻ đó đã ghi đè lên những gì chúng ta đã biết trước đó. Cả thông tin mới và cũ đều cùng nhau lưu lại trong tâm trí chúng ta. Và khi có tình huống mới xuất hiện, những quyết định hay thông tin mà não bộ trích dữ liệu ra để xử lý thường sẽ là thông tin mà đã nghe gần nhất, ngay cả khi đó là thông tin sai. Ký ức có thể được điều khiển bằng cách đưa thêm thông tin sai lệch. Bên cạnh đó, ký ức có thể được thay thế trong vô thức chỉ bằng sự tưởng tượng. 

Đó là bởi vì những thông tin đó rất tươi mới trong tâm trí chúng ta, những ký ức ngắn hạn dễ dàng cho bộ não của chúng ta truy cập hơn so với những sự thật đã nghe từ lâu. Những lúc cần tìm lại những ký ức cũ, thường sẽ không có sẵn trong não bộ, mà phải suy nghĩ để ghi nhớ lại về kiến ​​thức trước đây, vì vậy mọi người sẽ thường bỏ qua những sự thật thay vào đó là thông tin mới không chính xác.

Con người cũng có xu hướng tin vào những gì có vẻ hợp lý hơn. Điều này có nghĩa là những thông tin sai sự thật nhưng lại phù hợp hơn với những gì chúng ta muốn tin, điều này có thể giải thích tại sao mọi người trích dẫn những sự thật khác nhau như vậy trong các cuộc tranh luận. Đôi khi mọi người sẽ bỏ qua những sự thật rồi kèm vào đó là mong muốn, thành kiến, sở thích vì điều đó phù hợp với những gì họ hy vọng là đúng. Khi cho rằng một điều gì đó là đúng, chúng ta sẽ chỉ chăm chăm đi tìm những bằng chứng để ủng hộ suy nghĩ đó. Đây chính là lỗi của não bộ và cũng là “đường tắt” để cho chúng ta suy nghĩ nhanh và “tự động” thay vì suy xét cẩn thận, hay là những sự thật từng trải qua.

Mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi thông tin là sự pha trộn giữa đúng và sai. Bộ não của chúng ta có thể theo dõi và phân biệt được những sự việc đúng hay sai trong những tình huống đó bằng cách ngăn chặn những hư cấu, tưởng tượng nhưng vấn đề là, để sắp xếp tất cả thông tin đó cần có thời gian. Và khi trong một tình huống bất ngờ, thường chúng ta sẽ xử lý theo ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong não bộ.

Não là cơ quan phức tạp và bí ẩn nhất trong cơ thể con người. Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu nhưng bộ não vẫn còn nhiều điều bí ẩn với chúng ta.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top