✴️ Viêm da tiết bã là bệnh gì? Cách chữa trị ra sao?

Viêm da tiết bã hay còn gọi là bệnh viêm da dầu, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đây là một loại bệnh có diễn biến dai dẳng, khó điều trị và hay tái phát. Vì vậy, việc hiểu biết về bệnh là vô cùng quan trọng.

 

Dấu hiệu viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi với những biểu hiện cụ thể như sau:

Ở trẻ nhỏ

Vùng đỉnh đầu sẽ có đóng vảy nhờn như mỡ nhưng không gây ngứa, không gây nứt, rịn nước, vảy có màu trắng, trắng xám hay vàng, thường xuất hiện vào tuần thứ 3-4 sau sinh.

Viêm da tiết bã và vẩy phấn da dầu thường gặp ở lứa tuổi rất nhỏ (10% ở bé trai, 95% ở bé gái). Trẻ dưới 3 tháng mắc nhiều, giảm nhanh khi 1 tuổi, giảm chậm hơn trong 4 tuần tiếp theo, rồi hết hẳn.

Viêm da tiết bã là bệnh gì? Cách chữa trị ra sao?

Viêm da tiết bã và vẩy phấn da dầu thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi (ảnh minh họa)

 

Ở thanh thiếu niên và người lớn

Bệnh tái phát rầm rộ ở độ tuổi trưởng thành, bắt đầu bằng những vảy mỡ nhờn ở da dầu kèm nổi hồng ban và đóng vảy ở vùng rãnh môi – mũi hoặc vùng da sau tai. Ngoài ra cũng có ở một số vùng khác như: vùng lông mày, vùng râu mọc, chỗ nếp gấp vùng thân, trên ngực, có khi cả ở giữa mặt. Viêm da tiết bã có thể có dạng hình cánh hoa, kèm theo có sần nang lông và quanh nang lông màu đỏ nâu, có khi dạng hình vẩy phấn, thành từng dát và mảng khắp người như vảy phấn hồng.

Một số bệnh khác

Tuy viêm da tiết bã dễ nhận thấy nhưng những dấu hiệu này cũng làm nhầm sang một số bệnh khác như: vẩy nến, nấm tóc, mụn trứng cá…

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã có thể do một số nguyên nhân sau:

Do thiếu hoặc rối loạn hormone

Viêm da tiết bã thường gặp ở lứa tuổi rất nhỏ, hoặc ở tuổi trưởng thành, người lớn tuổi, đây là thời kỳ thiếu hoặc rối loạn hormone trong cơ thể.

nguyên nhân viêm da tiết bát, rồi cũng băt đầu đông

Thay đổi hoặc rối loạn hormone cũng có thể dẫn đến viêm da tiết bã (ảnh minh họa)

 

Do các bệnh nấm

Ở nơi có chủng nấm Malassezia tăng sinh mạnh, thì ở đó có viêm da tiết bã, loại nấm này thường chiếm ưu thế ở những vùng có nhiều tuyến bã (đầu thân, lưng trên)

Do suy giảm miễn dịch

Một số bệnh làm suy giảm miễn dịch ở trẻ nhỏ hay suy giảm miễn dịch đo AIDS làm bệnh dễ xuất hiện.

Do nguồn gốc thần kinh

Bệnh thường biểu hiện dưới dạng vảy da đầu (gàu) hoặc hồng ban ở vùng nếp gấp mũi, môi trong giai đoạn stress, mất ngủ. Bệnh viêm da tiết bã thường được bắt gặp ở một số người đang gặp vấn đề về thần kinh như: Parkinson, hội chứng down, tổn thương tủy sống, động kinh hay bệnh liệt các dây thần kinh trên mặt và các rối loạn thần kinh khác…

 

Cách xử trí khi bị viêm da tiết bã

Khi có những triệu chứng bị viêm da tiết bã bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và có thuốc điều trị phù hợp, tránh tự ý sử dụng các thuốc bôi ngoài da làm cho chỗ viêm lâu khỏi và có thể tái đi tái lại nhiều lần.

Biện pháp điều trị viêm da tiết bã

Khi bị viêm da tiết bã cần đi khám và điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ

 

Ngoài ra cần lưu ý những điều sau:

Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Vệ sinh cơ thể bằng xà phòng dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da… để giúp làm sạch dầu thừa và ngăn chặn các tế bào da chết dính vào bề mặt da hình thành vảy.

Kiểm soát tốt tâm lý của mình

vì căng thẳng, stress cũng có thể gây ra những thay đổi nội tiết tố và làm rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn. Một số biện pháp hỗ trợ kiểm soát tốt tâm lý như tập thể dục hàng ngày, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ngủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày…

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

có thể giúp kiểm soát bệnh vì vậy hãy chú ý hơn đến thực đơn của mình: Ăn nhiều trái cây, rau củ, ăn nhiều rau lá màu xanh, bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra dầu cá giúp ngăn ngừa bệnh viêm da tiết bã nhờn bùng phát, nó có đầy đủ các chất dinh dưỡng tuyệt vời, đặc biệt là axit béo omega-3 có tác dụng kháng viêm tự nhiên.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp 

return to top