✴️ Các bệnh lý liên quan đến tủy xương

Nội dung

Tủy xương là mô xốp nằm bên trong một số xương của cơ thể, bao gồm xương hông và xương đùi. Tủy xương có chứa những tế bào chưa trưởng thành gọi là tế bào gốc. Con người cần tủy xương khỏe mạnh và các tế bào máu để sống. Khi một tình trạng hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến tủy xương làm chức năng không còn hoạt động hiệu quả, cấy tủy hoặc cấy tế bào máu cuống rốn có thể là lựa chọn điều trị tốt nhất. Đối với một số người, phương pháp này là lựa chọn điều trị duy nhất.

Bệnh lý liên quan tủy

Bởi vì tủy xương ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan, một vấn đề có thể dẫn đến một loạt các tình trạng, bao gồm bệnh lý ung thư ảnh hưởng tới máu.

Một số tình trạng đe dọa tới tủy xương vì chúng ngăn cản tủy xương chuyển đổi tế bào gốc thành những tế bào thiết yếu.

Bệnh bạch cầu cấp, bệnh Hodgkin, và những ung thư hạch bạch huyết có thể tổn hại đến khả năng sản xuất của tủy xương và phá hủy các tế bào gốc.

Kiểm tra tủy xương có thể giúp chẩn đoán:

  • Bệnh bạch cầu cấp
  • Bệnh đa u tủy
  • Bệnh Gaucher
  • Thiếu máu bất thường
  • Các bệnh lý huyết học khác

Các bác sĩ đang điều trị ngày càng nhiều bệnh lý bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu.

Khoảng 30% người có thể tìm thấy người hiến tủy phù hợp trong gia đình, nhưng 70% phụ thuộc vào tủy được hiến của người không cùng huyết thống.

Trong y học hiện sử dụng ghép tủy tự thận tế bào gốc tạo máu để điều trị:

  • Bệnh đa u tủy
  • U lympho không Hodgkin
  • U lympho Hodgkin
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính
  • U nguyên bào thần kinh
  • U tế bào mầm
  • Bệnh lý tự miễn, như lupus và xơ cứng bì hệ thống
  • Bệnh thoái hóa tinh bột

Bệnh lý liên quan tủy

Bác sĩ sẽ sử dụng ghép tủy dị thân tế bào gốc tạo máu để điều trị:

  • Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy
  • Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho
  • Bệnh bạch cầu mãn dòng tủy
  • Bệnh bạch cầu mãn dòng lympho
  • Rối loạn tăng sinh tủy
  • Hội chứng loạn sản tủy
  • Bệnh đa u tủy
  • U lympho không Hodgkin
  • U lympho Hodgkin
  • Thiếu máu bất sản
  • Bất sản dòng hồng cầu
  • Tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm
  • Thiếu máu Fanconi
  • Bệnh Thalassemia thể nặng
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng
  • Hội chứng Wiskott-Aldrich
  • Hội chứng thực bào máu
  • Bệnh lý di truyền liên quan đến chuyển hóa, như bệnh mucopolysaccharidosis
  • Bệnh Gaucher, loạn dưỡng chất trắng nhược sắc, và bệnh loạn dưỡng chất trắng thượng thận
  • Ly thượng bì bóng nước
  • Giảm bạch cầu đa nhân trung tính nghiêm trọng
  • Hội chứng Shwachman-Diamond
  • Thiếu máu Diamond-Blackfan
  • Khiếm khuyết bám dính bạch cầu

Ghép tế bào gốc tạo máu có thể giúp điều trị:

  • Ung thư vú, dù điều này chưa được khẳng định
  • Ung thư tinh hoàn, trong đa số trường hợp ung thư tái phát sau điều trị bằng hóa chất
  • Một số bệnh lý miễn dịch di truyền hoặc tạo máu

Ghép tủy đôi khi cần thiết sau một số điều trị, như hóa trị liều cao và xạ trị, để điều trị ung thư. Những phương pháp điều trị thường tổn hại tế bào gốc khỏe mạnh cũng như tiêu diệt những tế bào ung thư.

 

Xét nghiệm tủy

Xét nghiệm tủy có thể giúp chẩn đoán một số tình trạng, đặc biệt các bệnh lý liên quan máu và cơ quan tạo máu. Xét nghiệm cung cấp thông tin về dự trữ máu và quá trình tạo máu.

Chọc hút tủy xương sử dụng một cây kim rỗng để lấy một mẫu nhỏ (khoảng 1 ml) của tủy xương để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Nhân viên y tế thường đưa một cây kim vào vùng hông hoặc xương ức ở người lớn, hoặc vào đầu trên xương chày ở trẻ nhỏ. Thường hút để lấy được mẫu.

Nhân viên y tế thực hiện chọc hút tủy xương khi công thức máu trước đó thể hiện là cần thiết. Chọc hút tủy xương đặc biệt có ích trong việc cung cấp thông tin về các giai đoạn của tế bào máu chưa trưởng thành.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top