Một số dạng ngộ độc như ngộ độc thực phẩm, ong đốt, hít phải khí độc, rắn cắn,… đều là những dạng ngộ độc thường gặp trong cuộc sống. Khi gặp những tình huống này bạn cần bình tĩnh để xử trí vết thương, giảm thiểu hậu quả do ngộ độc gây ra.
Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể gây nôn cho bệnh nhân trong 30 phút đầu nếu bệnh nhân tỉnh táo, chưa nôn, có thể hợp tác tốt. Cho bệnh nhân uống than hoạt tính hoặc Antipois-Bmai và đưa nạn nhân đến viện sớm và mang theo mẫu chất độc như vỉ thuốc đã bóc, lọ hóa chất,…
Lưu ý: không gây nôn trong trường hợp hôn mê, co giật, uống xăng dầu, axit, kiềm.
Khi bị rắn độc cắn bạn cần bình tĩnh và thực hiện theo hướng dẫn sau:
Ong đốt thường gây sưng, đau, tấy ở vết thương. Nhưng nếu nghiêm trọng bạn có thể bị sốc phản vệ (ong mật đốt) hoặc nếu bị đốt vào vùng hầu họng sẽ gây phù nề, chèn ép họng gây khó thở hoặc nếu là ong vò vẽ với số lượng nhiều (trên 20 nốt) hoặc đốt ở người có cơ địa bệnh lý sẵn như viêm gan, suy thận,… sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Với trường hợp nà bạn phải đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu số lượng vết đốt nhiều hoặc có các biểu hiện bất thường như khó thở, phù nề nhiều, mệt mỏi không giải thích được, tiểu ít.
Khi cấp cứu cho người hít phải hơi, khí độc bạn cần được trang bị các biện pháp bảo hộ ăn toàn như áo, mũ, khẩu trang, bình dưỡng khí nếu nạn nhân vẫn đang trong vùng khí độc.
Nếu bị chất độc xâm nhập qua da hoặc mắt thì bạn cần xử lý ngay bằng cách:
– Đối với chất độc xâm nhập qua da:
– Đối với chất độc xâm nhập qua mắt:
Xem thêm: Sơ cứu ngộ độc thực phẩm
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh