Sau chấn thương, nếu ngón chân sưng tấy lên nhiều, thậm chí tăng gấp đôi kích thước thì rất có thể đã bị gãy ngón chân. Ngoài ra, ngón chân có thể bị biến dạng, di lệch so với chân lành.
Khi dồn trọng lượng cơ thể lên bàn chân bị chấn thương, vùng ngón chân bị gãy sẽ cảm thấy đau và trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí không còn khả năng nâng đỡ cơ thể thì rất có thể đã bị gãy ngón chân.
Ngón chân bị gãy thường bị tím bầm hay xanh đen. Kết hợp cùng các dấu hiệu hình dạng ngón chân thay đổi, di lệch khi khả năng cao đã bị gãy ngón chân.
Bạn có thể dùng tay để kiểm tra mức độ tổn thương của ngón chân. Nếu cảm thấy ngón chân bị rời ra khỏi bàn chân, nghe thấy âm thanh lạo xạo, ghê tai phát ra từ vị trí tổn thương thì xương ngón chân đã bị gãy.
Gãy ngón chân cần được thăm khám tại các cơ sở uy tín để được xử t trí kịp thời. Không nên tự điều trị tại nhà bởi trong những trường hợp tổn thương nghiêm trọng có thể thành tật ở chân không hồi phục.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh