Viêm khớp ngón tay là căn bệnh thường gặp ở đối tượng người cao tuổi. Bệnh gây nên việc hạn chế sự cử động khớp ngón tay cái và làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp làm bệnh nhân giảm triệu chứng, cử động ngón tay linh hoạt hơn.
1. Các loại viêm khớp ngón tay phổ biến
1.1. Viêm xương khớp
Loại bệnh được đánh giá phổ biến nhất đó là viêm xương khớp. Trong trường hợp này, lớp sụn ngón tay sẽ dần bị thoái hóa (ăn mòn) để lộ ra đoạn xương dưới khớp. Các khớp chịu ảnh hưởng trực tiếp sẽ thường là:
– Phần khớp gian đốt gần (còn gọi là PIP joint)
– Phần khớp gian đốt xa (còn gọi là DIP joint)
– Phần khớp ở gốc ngón tay cái
1.2. Viêm khớp dạng thấp
Khác với loại viêm xương khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp phát sinh bởi bệnh tự miễn. Lúc này, những mô mềm ở xung quanh khớp sẽ có xu hướng bị viêm. Khớp chịu tác động nhiều nhất lúc này chính là khớp bàn đốt (còn gọi là MCP).
1.3. Bệnh gout
Khi cơ thể người bệnh không chuyển hóa axit uric đúng cách, các phân tử của hoạt chất này sẽ dần tích tụ lại và hình thành nên nhiều tinh thể ở bên trong khớp. Từ đó, các khớp sẽ bị sưng tấy và gây nên tình trạng đau nhức khó chịu.
Mặc dù bệnh gout chủ yếu gây ảnh hưởng đến vùng chân, đặc biệt là ở ngón chân cái, nhưng đôi khi các khớp ngón tay cũng có khả năng chịu tác động tương tự như vậy.
Trong vài trường hợp khác, khớp ngón tay bị viêm ở một người cũng có thể bắt nguồn từ các loại viêm khớp khác. Tuy nhiên, những tình huống như vậy thường hầu như hiếm gặp.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
2.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp ngón tay
Khớp là một bộ phận của cơ thể con người, chịu trách nhiệm làm cầu nối liên kết giữa các đoạn xương với nhau, bao gồm cả phần xương ngón tay. Thông thường, bề mặt của khớp hay sụn tương đối trơn nhẵn, giúp tạo điều kiện cho những đoạn xương được chuyển động dễ dàng. Tuy nhiên, khi khớp ngón tay bị viêm, bề mặt trơn nhẵn này sẽ trở nên bị gồ ghề, do đó việc các xương bị ma sát với nhau gây tổn thương đến các khớp, lâu dần hình thành nên các xương mới dọc theo ở hai bên xương hiện có tạo nên các cựa xương, làm thành một khối u đáng chú ý trên khớp ngón tay cái. Điều này dẫn tới các tình huống như:
– Khó có thể uốn cong hoặc cử động ngón tay.
– Gây cản trở lớn trong công việc cũng như hoạt động sinh hoạt thường nhật.
Như vậy, có thể thấy, nguyên nhân của căn bệnh này thông thường là do sự lão hóa, chấn thương gặp phải trước đó hoặc các tổn thương ở vùng khớp ngón tay cái.
2.2. Biểu hiện của căn bệnh viêm khớp ngón tay
Theo các chuyên gia, dấu hiệu của căn bệnh này thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tình trạng đau đớn thường sẽ xuất hiện đầu tiên. Các cơn đau sẽ xảy ra khi bạn nắm, chụp hoặc dùng một lực nhất định ở phần ngón tay. Nếu tình trạng bệnh trở nặng, cơn đau khớp ngón tay cũng sẽ xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi.
Ngoài ra, các dấu hiệu triệu chứng khác của bệnh sẽ bao gồm:
– Cảm thấy bị đau khớp và sưng ở gốc ngón tay.
– Khu vực viêm nhiễm trở nên bị sưng tấy.
– Ngón tay cảm thấy cứng đơ và mất đi độ linh hoạt
– Khớp ở phần gốc ngón tay bị to ra và nhìn thấy có cục xương nhô lên
– Chuyển động tai bị hạn chế phạm vi.
Đồng thời, các nốt sần hay khối u nhỏ cũng sẽ thường xuất hiện xung quanh vùng đốt ngón tay của người bệnh, khiến cho họ gặp khó khăn hơn trong việc đeo hoặc tháo nhẫn. Các khối u này sẽ được chia thành 2 nhóm bao gồm:
– Nốt Heberden: là các nốt xuất hiện ở xung quanh các đốt xa xương bàn tay.
– Nốt Bouchard: là các nốt xuất hiện ở xung quanh các đốt gần xương bàn tay.
Những người rơi vào trường hợp bị viêm khớp dạng thấp cũng sẽ có các dấu hiệu trên. Tuy nhiên, họ còn có thêm nhiều yếu tố dị tật phức tạp khác ở bàn tay, ví dụ như các ngón tay sẽ có xu hướng bị vẹo về hướng đối diện của ngón tay cái (còn gọi là dị hình bàn tay gió thổi).
Viêm khớp là tình trạng sưng đau và bị giới hạn hoạt động ở một hoặc nhiều khớp xương. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp và những triệu chứng trên có thể thay đổi từ tuần này sang tuần khác, thậm chí thay đổi từ ngày này sang ngày khác…
3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ khiến khớp ngón tay bị viêm
Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này như:
– Nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn nam giới.
– Người bị bệnh béo phì, người trên 40 tuổi.
– Người có yếu tố di truyền do các khớp lỏng và khớp bị biến dạng.
– Người gặp phải các chấn thương như gãy xương hoặc bị bong gân.
– Các hoạt động và công việc gây gia tăng áp lực lên khớp ngón tay cái.
Ngón tay là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể con người. Tuy vậy, đôi khi các ngón tay cũng sẽ gặp phải vấn đề, chẳng hạn như bệnh viêm khớp ngón tay. Nếu mắc phải căn bệnh này, chúng ta sẽ không thể hoạt động tay theo cách mong muốn, dẫn tới ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vì vậy, hãy nắm vững các kiến thức trên để biết cách nhận diện và đi thăm khám để điều trị bệnh kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh