✴️ 5 nguyên nhân khiến tay bị sưng phù và đau thường gặp

Nội dung

1. Tay bị sưng phù và đau là bệnh gì?

1.1. Dư thừa muối

Nếu bạn ăn quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể tích nước gây sưng phù tay. Vì vậy, bạn cần cân đối lượng muối và nước trong cơ thể sao cho phù hợp. Kiểu sưng này thông thường sẽ tự hết trong vòng 1 ngày, nếu như bạn điều chỉnh lại lượng muối trong cơ thể. Nếu như đã điều chỉnh lại lượng muối mà tay vẫn bị sưng, bạn nên lưu ý đến những nguyên nhân khác và nên đi thăm khám với bác sĩ ngay.

1.2. Bệnh gout khiến tay bị sưng phù và đau

Bệnh gout không chỉ “tấn công” các chi dưới như bàn chân, ngón chân mà còn biểu hiện khá rõ ràng xung quanh các khớp ngón tay, khuỷu tay. Lúc này, bạn có thể thấy cảm giác giống như bị trật khớp. Khớp tay chuyển sang màu đỏ. Da căng bóng, sưng phồng, có cảm giác nóng đỏ, đau nhức nếu nặng có thể bị bong tróc.

1.3. Bệnh viêm khớp dạng thấp

Khi bị viêm khớp dạng thấp, tay có dấu hiệu sưng phồng do tích tụ chất dịch quá mức, chủ yếu là nước và natri bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể. Tình trạng này thường kết hợp với bất thường của hệ tĩnh mạch hoặc bạch huyết. Lúc này, các mạch máu nhỏ (mao mạch) sẽ rò rỉ chất lỏng vào những mô xung quanh. Thận sẽ tích tụ nhiều muối và nước. Lưu thông máu tăng lên, gây ra sự rò rỉ chất lỏng từ các mao mạch và tình trạng phù sẽ nặng hơn.

Các đợt tái phát của viêm khớp dạng thấp, phù nề có thể xuất hiện ở tay. Do quá trình viêm lan tỏa khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó cầm nắm hay cử động bàn tay hoặc các ngón tay.

Tay bị sưng phù và đau có thể do bệnh viêm khớp dạng thấp

1.4. Hội chứng ống cổ tay

Các dây thần kinh chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay bị chèn ép sẽ gây sưng tấy. Từ đó khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, ngứa râm ran ở bàn tay. Tình trạng này được gọi là hội chứng ống cổ tay. Nếu không chữa trị từ sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm theo thời gian.

Hội chứng ống cổ tay khiến dây thần kinh chạy thẳng từ cẳng tay đến lòng bàn tay bị sưng và đau nhức

1.5. Tay bị sưng phù và đau do bệnh phù mạch bạch huyết

Dịch bạch huyết mang chất thải, vi khuẩn và virus ra khỏi cơ thể. Phù mạch bạch huyết (Lymphedema) thường xảy ra khi dịch bạch huyết không thoát ra ngoài được. Lúc này, các ngón tay hoặc ngón chân của người bệnh có biểu hiện sưng lên, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Trong một số trường hợp phù bạch huyết có thể phát triển thứ cấp cho quá trình phát triển của bệnh thấp khớp.

Phù mạch bạch huyết cũng là nguyên nhân gây bệnh

6. Làm gì khi tay bị sưng phù và đau nhức?

Ngoài 5 nguyên nhân phổ biến kể trên, còn có một số các nguyên nhân khác cũng khiến tay bị sưng đau. Chẳng hạn như do chấn thương trong quá trình tập luyện thể thao, sinh hoạt; bị nhiễm trùng da ở tay,… Có thể thấy, căn nguyên của tình trạng này rất đa dạng, người bệnh không thể tự dự đoán.

Khi thấy tay bị sưng phù và đau, ngoài các yếu tố gây chấn thương hay nhiễm trùng thì các bệnh lý về cơ xương khớp là thủ phạm chính gây ra điều này. Vì vậy bạn nên đi thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị tốt nhất.

Tuyệt đối không nên tùy ý đắp các loại thuốc lá, thuốc nam, hay tùy ý bôi thuốc lên vị trí vết thương khi chưa được sự tư vấn từ bác sĩ. Đã có rất nhiều trường hợp gây nhiễm trùng hay hủy hoại khớp tại vị trí tổn thương xảy ra. Do đó, biện pháp an toàn nhất là bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp tại các bệnh viện .

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top