Áp xe cơ thắt lưng chậu (psoas) có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đây là cơ nằm sâu trong cơ thể nên có thể chẩn đoán muộn hoặc nhầm lẫn với những bệnh học khác
Khoang sau phúc mạc có chứa các cơ thắt lưng và nhóm nhỏ cơ chậu. Các cơ đi từ đốt sống ngực 12 đến đốt sống thắt lưng 5, đi qua sau dây chằng bẹn và trước khớp háng xuống dưới.
Áp xe có thể nguyên phát (nguồn gốc từ đường máu hoặc bạch huyết) hoặc thứ phát (lan từ ổ nhiễm trùng lân cận).
Tỷ lệ mắc bệnh
Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên nhiều ở cơ địa suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS, tiểu đường, tuổi già, phụ thuộc corticoid…
Ngày nay với phương tiện hình ảnh phát triển đã giúp chẩn đoán bệnh lý này tốt hơn.
Áp-xe nguyên phát (ở viêm xuất hiện từ tại chỗ từ cơ thắt lưng chậu) chiếm khoảng 1/3 các trường hợp; hầu hết là ở các nước đang phát triển. Áp xe nguyên phát dễ mắc hơn ở trẻ sơ sinh và có liên quan đến vi khuẩn
Áp-xe thứ phát tần suất cao hơn, thường gặp ở người cao tuổi và liên quan đến các bệnh lão khoa (ví dụ: viêm túi thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu) khiến áp xe lan vào cơ thắt lưng chậu
Áp xe psoas nguyên phát là kết quả của sự lây lan theo đường máu hoặc bạch huyết của nhiễm trùng từ một ổ nhiễm trùng xa. Các tác nhân thường gặp nhất là vi khuẩn, lao…
Suy giảm miễn dịch: tiểu đường, HIV/ AIDS, bệnh thận mạn, dùng corticoid kéo dài.
Nhiễm trùng xương, nhiễm trùng trong ổ bụng, phẫu thuật vùng bụng và lưng
Chẩn đoán thường khó. Chụp CT là phương tiện hình ảnh thường được chỉ định.
Chẩn đoán xác định qua dịch lấy từ ổ áp xe có hướng dẫn bằng siêu âm hoặc CT sau đó nuôi cấy. Tác nhân gây bệnh được phân lập trong khoảng 75% trường hợp.
Các triệu chứng thường không đặc hiệu.
Mặc dù hầu hết áp xe cần dẫn lưu, một số ổ có kích thước nhỏ (≤3 cm) có thể kiểm soát được bằng thuốc kháng sinh. Sau phẫu thuật dẫn lưu, điều trị lao theo hướng dẫn nếu tác nhân là lao.
Hầu hết bệnh nhân cần điều trị kháng sinh từ 3 đến 6 tuần. Đối với lao cần điều trị từ 9 đến 12 tháng.
Theo dõi bằng hình ảnh để xem mức độ đáp ứng với điều trị
Vì chẩn đoán rất khó nên bệnh nhân cần nhập viện nếu có các triệu chứng trên để chẩn đoán sớm và can thiệp sớm thì kết quả tiên lượng mới tốt hơn. Sự chậm trễ trong chẩn đoán gây ra các biến chứng nặng nề như sốc nhiễm trùng và tử vong.
Tỷ lệ tử vong ở người lớn được điều trị là khoảng 5%. Các trường hợp không được điều trị có tỷ lệ tử vong khoảng 100%.
Tỷ lệ tử vong gia tăng khi tuổi cao, bệnh nội khoa đi kèm, chẩn đoán muộn, nhiễm trùng huyết…
Trẻ có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Khoảng 40% bệnh nhân cần nhiều hơn 1 lần thủ thuật dẫn lưu để hồi phục hoàn toàn. Dẫn lưu không hoàn toàn hoặc điều trị kháng sinh không tối ưu có thể dẫn đến tái phát.
Chèn ép tủy là biến chứng do sự lan rộng của áp xe. Hầu hết các trường hợp tái phát xảy ra trong vòng 6 tháng điều trị; có thể xảy ra hơn một năm sau khi điều trị.
Xem thêm: Viêm mô tế bào
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh