1. Viêm mô tế bào là gì?
Viêm mô tế bào là bệnh khá phổ biến với biểu hiện là một nhiễm trùng cấp tính ở da và mô dưới da.Bệnh thường khởi phát ở một vùng da sưng, nóng, đỏ và đau; sau đó nhanh chóng lan rộng. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên thường gặp vùng da ở chi thể đặc biệt là chi dưới. Tổn thương cũng có thể lan rộng đến hạch lympho và đi vào máu. Nếu không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng, cần đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào.
2. Các triệu chứng của viêm mô tế bào
Triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Đau và cảm giác ngứa, rát trên vùng da bị tổn thương
- Da mềm sưng, nóng, đỏ, căng bóng
- Vùng da đỏ hoặc vết loét trên da lan nhanh
- Tạo mủ và áp xe
- Sốt
Trong trường hợp nặng người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như:
- Ớn lạnh.
- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mê sảng.
- Đau cơ, da ấm nóng, vã mồ hôi.
- Các triệu chứng cho thấy bệnh viêm mô tế bào đang lan tỏa
- Buồn ngủ.
- Hôn mê.
- Chảy dịch hoặc rỉ dịch màu vàng trong hoặc mủ ra từ bên trong da.
- Có nhiều phồng rộp da.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập,thường gặp tụ cầu vàng (Streptococcus) và liên cầu (Staphylococcus)…bình thường chúng xuất hiện trên bề mặt da nhưng không gây hại. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi, có vết cắt hoặc vết trầy xước, vết đứt, vết nứt trên da… các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào các lớp bên dưới da và gây ra tổn thương viêm, nhiễm trùng.
4. Phân loại viêm mô tế bào.
Có nhiều loại viêm mô tế bào khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng và nguyên nhân gây bệnh. Một số loại theo vị trí bao gồm:
- Viêm mô tế bào quanh mắt.
- Viêm mô tế bào mặt, phát triển quanh mắt, mũi và hai bên má.
- Viêm mô tế bào vú.
- Viêm mô tế bào quanh hậu môn.
Ở người lớn thường gặp viêm mô tế bào ở chi thể, trong khi trẻ em có xu hướng phát triển bệnh ở mặt hoặc cổ.
5.Điều trị:
Dựa trên mức độ nặng của triệu chứng bác sỹ có thể kê đơn điều trị ngoại trú hay vào nhập viện điều trị nội trú.
* Biện pháp điều trị tại nhà:
Một số biện pháp có thể giúp cải thiện bệnh bao gồm:
- Uống nhiều nước;
- Kê cao vùng bị ảnh hưởng để giúp giảm sưng và đau;
- Hạn chế vận động phần chi thể tổn thương;
- Rửa tổn thương bằng các dung dịch sát khuẩn;
Khuyến cáo: người bệnh khi thấy có các dấu hiệu, triệu chứng sau cần phải đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời phòng tránh các biến chứng:
+ Sốt cao;
+ Nôn mửa;
+ Tổn thương phát triển lan rộng nhanh;
+ Các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.
* Điều trị nội khoa:
+ Điều trị bằng kháng sinh tích cực theo đúng chỉ định của bác sĩ, có thể sử dụng kháng sinh đường uống đối với trường hợp nhẹ. Tuy nhiên trong trường hợp nặng như nghi ngờ có nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm cân cơ cần nhập viện điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch.
+ Có thể chọn một trong số các phác đồ kháng sinh như Penicilin G, Amoxicilin-clavulanat, Ceftriaxon, Roxithromycin,..
+ Trường hợp có viêm tắc tĩnh mạch cần sử dụng thuốc chống đông theo đúng chỉ định.
* Điều trị ngoại khoa:
Trong các trường hợp viêm mô tế bào nặng, thuốc kháng sinh không có hiệu quả bác sĩ có thể phối hợp phẫu thuật để loại bỏ mô hoại tử.