Đau hông khi đi bộ là tình trạng rất hay gặp. Nguyên nhân có thể do tổn thương cơ, gân, xương, hoặc dây thần kinh vùng hông, và các tình trạng mãn tính như viêm khớp. Tình trạng này có thể bắt gặp ở tất cả các lứa tuổi mặc dù nhiều tình trạng liên quan đến cơn đau mãn tính hay xảy ra ở người lớn tuổi.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các nguyên nhân khác nhau gây đau hông khi đi bộ và cách để giảm đau hoặc ngăn ngừa cơn đau.
Đau hông khi đi bộ là một vấn đề phổ biến, dựa theo một nghiên cứu năm 2015. Đau hông thường xảy ra ở những vùng sau:
Viêm khớp là nguyên nhân chính gây đau hông khi đi bộ. Có hơn 100 loại viêm khớp và mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải.
Viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA) là những loại viêm khớp ảnh hưởng đến khớp.
Viêm khớp thường gây ra cảm giác đau nhức và tê cứng vùng bị ảnh hưởng.
Viêm xương khớp là một trong những loại viêm khớp phổ biến nhất. Nguyên nhân là do sụn giữa các xương bị phá vỡ, cuối cùng làm các xương cọ xát vào nhau.
Điều này gây đau, cứng khớp và hạn chế vận động. Người bị viêm xương khớp ở hông có thể cảm thấy đau ở háng, mông và đôi khi ở bên đầu gối hoặc đùi. Điều trị viêm xương khớp có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp bao gồm:
Tập thể dục;
Giảm cân;
Phẫu thuật;
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
Viêm khớp dạng thấp (RA) xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động bình thường và tấn công vào các khớp.
Người bị viêm khớp dạng thấp ở hông có thể bị đau, cứng và sưng hông, đùi hoặc háng. Nó thường ảnh hưởng đến cả 2 bên hông. Điều trị viêm khớp dạng thấp gồm:
NSAIDs;
Liệu pháp ức chế miễn dịch;
Phương pháp điều trị nóng và lạnh;
Các sản phẩm bôi ngoài da như gel, kem và miếng dán;
Cân bằng giữa nghỉ ngơi và tập thể dục.
Gân là các mô liên kết cơ xương với xương. Khi gân bị viêm, chúng có thể bị sưng, tấy hoặc đau. Tình trạng này được gọi là viêm gân, và thường do chấn thương hoặc vận động gân cơ quá mức. Người bị viêm gân có thể thấy đau âm ỉ ở gân xương. Điều trị viêm gân gồm:
Nghỉ ngơi, chườm đá, băng nén, nâng cao;
Vật lý trị liệu;
Nẹp, cố định hoặc mang đai;
Thuốc giảm đau, ví dụ như NSAIDs;
Tiêm corticosteroid;
Phẫu thuật.
Dải chậu chày được tạo thành từ các sợi mạc cân cơ chạy từ hông đến mào xương chày. Dải chậu chày có thể bị siết chặt nếu vận động quá mức, gây viêm và đau. Tình trạng này gây đau đầu gối khi gập lại, kèm theo đau hông. Các phương pháp điều trị khi bị căng dải chậu chày gồm:
Chườm đá;
Massage;
Liệu pháp lạnh;
Thuốc giảm đau, như NSAIDs;
Nghỉ ngơi.
Các túi nhỏ chứa dịch được gọi là bao hoạt dịch, giúp giảm ma sát giữa các cơ, xương, và gân xung quanh khớp. Khi bao hoạt dịch bị viêm thì được gọi là viêm bao hoạt dịch. Người bị viêm bao hoạt dịch sẽ thấy đau gần vùng khớp bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị viêm bao hoạt dịch nếu vận động các cơ quá mức.
Viêm bao hoạt dịch thường ảnh hưởng đến vùng hông khiến vùng này nhạy cảm và đau khi vận động. Điều trị viêm bao hoạt dịch gồm:
Nghỉ ngơi;
Phương pháp điều trị nóng và lạnh;
Thuốc giảm đau, như NSAIDs;
Tập thể dục;
Vật lý trị liệu;
Nẹp và cố định;
Phẫu thuật.
Rách sụn viền có thể ảnh hưởng đến gờ ổ khớp là một vòng sụn giúp giữ đầu tròn của xương đùi ở đúng vị trí trong ổ khớp của xương chậu. Rách sụn viền là nguyên nhân chính gây đau ở những người mắc chứng loạn sản xương hông có triệu chứng. Người bị rách sụn viền hông sẽ cảm thấy đau toàn bộ vùng hông và có thể nghe thấy tiếng click và cảm giác bị khóa khớp.
Điều trị rách sụn viền gồm:
Nghỉ ngơi;
Thuốc giảm đau, như NSAIDs;
Vật lý trị liệu;
Tiêm corticosteroid;
Phẫu thuật.
Căng cơ gập hông xảy ra khi các cơ gập hông, những cơ liên kết xương đùi với phần lưng dưới và hông, bị chấn thương hoặc bị căng. Điều này khiến việc vận động đầu gối và đùi của bạn lên trên ngực trở nên khó khăn.
Bạn sẽ thường cảm thấy cơn chuột rút hay cơn đau ở phần đùi và bẹn. Điều trị căng cơ gập hông gồm:
Nghỉ ngơi;
Phương pháp điều trị nóng và lạnh;
Kéo giãn cơ;
Thuốc giảm đau, như NSAIDs.
Xem tiếp: Các tình trạng đau hông khi đi bộ - phần 2
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh