✴️ Các tình trạng gây đau hông khi đi bộ (Phần 2)

Nội dung

Đau hông khi đi bộ là tình trạng rất hay gặp. Nguyên nhân có thể do tổn thương cơ, gân, xương, hoặc dây thần kinh vùng hông, và các tình trạng mãn tính như viêm khớp. Tình trạng này có thể bắt gặp ở tất cả các lứa tuổi mặc dù nhiều tình trạng liên quan đến cơn đau mãn tính hay xảy ra ở người lớn tuổi.

Bong gân hoặc căng cơ

Bong gân hoặc căng cơ có thể xảy ra khi bạn vận động quá mức các cơ và dây chẳng ở cùng hông và chân. Bạn có thể cảm thấy cơn đau nhói tệ hơn mỗi khi vận động. Điều trị bong gân và căng cơ gồm:

  • Nghỉ ngơi, chườm đá, băng nén, nâng cao;

  • Phương pháp điều trị nóng và lạnh;

  • Thuốc giảm đau như NSAIDs.

Viêm màng hoạt dịch do nhiễm độc

Viêm màng hoạt dịch do nhiễm độc là tình trạng nhiễm trùng khớp hang chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em. Người bị viêm màng hoạt dịch do nhiễm độc có thể thấy đau lan khắp vùng hông và tăng lên khi vác vật nặng.

Điều trị viêm màng hoạt dịch do nhiễm độc gồm nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau như NSAIDs.

Nguyên nhân do xương

Hoại tử mạch máu (hoại tử xương)

Hoại tử mạch máu, còn được gọi là hoại tử xương, làm hạn chế hoặc ngưng tuần hoàn máu đến khớp háng và các khớp khác. Người mắc phải tình trạng này có thể cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau nhói ở hông, lan xuống háng.

Điều trị hoại tử mạch máu hay hoại tử xương gồm:

  • Thuốc giảm đau như NSAIDs;

  • Vật lý trị liệu;

  • Cố định khớp bằng nẹp;

  • Sử dụng nạng;

  • Phẫu thuật.

Gãy xương

Theo một nghiên cứu năm 2014, hầu hết những người bị gãy khớp háng do té ngã. Các yếu tố nguy cơ gãy khớp háng gồm các mức độ hoạt động thấp, mật độ xương thấp, và sử dụng thuốc lâu dài.

Người bị gãy khớp háng sẽ thấy đau ở háng và không thể dồn trọng lượng về phía bị gãy. Điều trị gãy khớp háng gồm:

  • Liệu pháp phục hồi;

  • Vật lý trị liệu;

  • Phẫu thuật.

Loãng xương

Tình trạng loãng xương khiến xương trở nên giòn, yếu. Theo một nghiên cứu năm 2002, gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở hầu hết các xương. Người bị loãng xương có thể cảm thấy đau dữ dội, đột ngột ở hông, nặng hơn khi cử động.

Điều trị loãng xương gồm:

  • Bài tập chịu trọng lực;

  • Tăng hấp thu canxi và vitamin D;

  • Thuốc điều trị loãng xương.

Tràn dịch khớp

Khớp chứ một lượng nhỏ dịch khớp. Khi khớp bị viêm, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, dịch khớp có thể tích tụ trong khớp gây sưng. Người bị tràn dịch khớp có thể thấy đau nhẹ đến đau dữ dội. Điều trị tràn dịch khớp gồm:

  • Vật lý trị liệu;

  • Hút dịch;

  • Thuốc NSAIDs.

Trật khớp

Trật khớp háng xảy ra khi xương đùi trượt ra khỏi vị trí ổ khớp. Theo một nghiên cứu năm 2018, bạn nên được cấp cứu và điều trị ngay trong vòng 6 giờ sau chấn thương để tránh những tổn thương nặng nề hơn.

Người bị trật khớp háng có thể thấy đau dữ dội và khớp háng trở nên lỏng lẻo và không ổn đinh.

Các phương pháp điều trị trật khớp bao gồm nắn chỉnh kín, bác sĩ cẩn thận dùng lực để đưa xương đùi về lại ổ khớp, hoặc nắn chỉnh mở, bác sĩ sẽ mở khớp và đặt xương lại vị trí đúng.

Viêm tủy xương

Viêm tủy xương ở hông là một bệnh lý viêm xương thường do nhiễm các vi sinh vật vào xương ở khớp háng dẫn đến sự phá hủy xương và mất xương tiến triển.

Bạn có thể bị co thắt cơ liên quan và đau sâu ở xương chậu, phần đùi. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào loại viêm tủy xương mắc phải.

Điều trị viêm tủy xương bán cấp hoặc viêm tủy xương mãn tính gồm:

  • Thuốc kháng sinh;

  • Liệu pháp oxy cao áp;

  • Phẫu thuật.

Nguyên nhân do xương

Tổn thương thần kinh

Các vấn đề về thần kinh vùng khớp háng cũng có thể gây ra đau hông khi đi bộ.

Chèn ép dây thần kinh

Dây thần kinh có thể bị chèn ép bởi xương, gân, hoặc dây chằng, khiến các tín hiệu thần kinh bị kích thích do áp lực hoặc ma sát. Bạn có thể bị đau nhói ở đùi, mông, háng và hông, cũng như giảm khả năng vận động, tê bì hoặc ngứa ran. Điều trị gồm:

  • Nghỉ ngơi;

  • Kéo giãn cơ;

  • NSAIDs;

  • Phương pháp điều trị nóng và lạnh.

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là cơn đau do kích thích dây thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý. Điều này nghĩ là bạn nên tới khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây đau thần kinh tọa để cải thiện các triệu chứng.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài và lớn nhất trong cơ thể, chạy từ mông xuống chân. Bạn có thể thấy đau nhẹ đến dữ dội ở mông, hông và chân. Điều trị đau thần kinh tọa gồm:

  • Tập thể dục;

  • Châm cứu;

  • Tiêm corticosteroid.

Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm ở khớp nơi xương cùng nối với xương chậu, thường gây ra cơn đau có thể tăng lên khi đứng hoặc đi bộ.

Điều trị viêm khớp cùng chậu gồm:

  • Nghỉ ngơi;

  • Phương pháp điều trị nóng và lạnh;

  • Thuốc giảm đau như NSAIDs;

  • Tiêm corticosteroid;

  • Phẫu thuật.

Các cách giảm đau hông khi đi bộ

Cách giảm đau hông khi đi bộ phụ thuộc vào nguyên nhân cơn đau. Một số tình trạng có thể tự cải thiện, nhưng số khác cần điều trị y khoa như phẫu thuật hoặc tiêm thuốc giảm đau.

Một số tình trạng có thể cải thiện với điều trị tại nhà và bài tập cho hông, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau;

  • Giảm cân;

  • Liệu pháp massage;

  • Vật lý trị liệu;

  • Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic);

  • Thuốc giãn cơ;

  • Dùng gậy hoặc nạng.

Các cách ngăn ngừa đau hông khi đi bộ

Đau hông khi đi bộ là tình trạng thường gặp nhưng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Không thể ngăn ngừa được nếu có liên quan đến bệnh mãn tính, như viêm khớp hoặc loãng xương.

Nếu đau hông xảy ra do ngồi hoặc hoạt động sai tư thế, bạn có thể ngăn ngừa bằng cách kéo giãn cơ, điều chỉnh tư thế và giảm cân.

Khi nào cần khám bác sĩ

Bạn nên tới khám bác sĩ nếu bị đau hông hơn hai ngày, nếu bạn bị ngã hoặc chấn thương, hoặc nếu cơn đau dữ dội hoặc trở nên trầm trọng hơn.

Bạn cũng nên khám bác sĩ nếu cơn đau làm bạn không thể thực hiện các công việc hàng ngày như lên xuống cầu thang.

Tóm tắt

Đau hông khi đi bộ là tình trạng thường gặp. Nó có thể xảy ra do nhiều bệnh lý hoặc chấn thương liên quan tới cơ, xương, hoặc thần kinh xung quanh vùng hông.

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân của cơn đau hông. Bạn có thể cải thiện đau hông khi đi bộ bằng cách nghỉ ngơi, tập thể dục, dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu hoặc ở một số trường hợp là phẫu thuật.

Xem thêm: Những điều cần biết về đau hông lưng và đau chân

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top