✴️ Đau chân: nguyên nhân và cách xử trí

Nhiều bệnh lý và rối loạn khác nhau có thể gây ra tình trạng đau chân. Đau chân có thể ảnh hưởng đến một vùng nhỏ, cụ thể hoặc có thể lan ra các vùng khác nhau. Mặc dù không phải lúc nào đau chân cũng là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng nhưng vẫn nên thăm khám tại bệnh viện, cơ sở chuyên khoa uy tín nếu cơn đau kéo dài dai dẳng và càng ngày càng trở nên tồi tệ.

 

Nguyên nhân

Chuột rút là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau chân. Mất nước, vận động quá mức, duy trì một tư thế quá lâu, thiếu hụt canxi, natri, magiê hoặc kali trong máu có thể dẫn tới chuột rút chân. Một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu và thuốc hạ cholesterol có thể cũng góp phần gây ra chuột rút.

Các chấn thương, chẳng hạn như gãy xương, đứt gân, rách dây chằng… có thể gây đau chân từ nhẹ đến nặng. Đau khớp ở đầu gối và hông do chấn thương hoặc viêm khớp là một nguyên nhân phổ biến gây đau chân, đặc biệt ở người cao tuổi. Các dây thần kinh bị chèn ép, đặc biệt là dây thần kinh săng từ lưng xuống chân, có thể gây đau chân cấp tính hoặc mạn tính.

Cục máu đông, , tổn thương dây thần kinh và giãn tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến đau chân. Các cục máu đông ở chân có thể dẫn đến tình trạng được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu đe dọa gây tử vong nếu không được điều trị. Vì các cục máu đông này có thể di chuyển đến phổi hoặc những cơ quan quan trọng khác. Ung thư xương hoặc u lành tính ở xương mặc dù rất hiếm gặp nhưng cũng có thể gây ra đau nhức ở chân.

 

Tự chăm sóc

Tốt nhất khi bị đau chân vẫn nên tới bệnh viện để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra người bệnh cũng nên lưu ý một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà để giảm bớt khó chịu và góp phần hỗ trợ điều trị y tế (nếu có).

Nâng cao chân khi nằm nghỉ sẽ giúp làm giảm sưng và đau. Chườm lạnh lên vết bầm nhỏ và chấn thương khoảng 15 phút, thực hiện đều đặn 4 lần/ngày, cũng là cách hiệu quả để giảm đau, hạn chế viêm.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen và aspirin, có thể giúp giảm đau ở mức độ từ nhẹ đến vừa phải.

Chườm lạnh lên vết bầm nhỏ và chấn thương khoảng 15 phút, thực hiện đều đặn 4 lần/ngày, cũng là cách hiệu quả để giảm đau, hạn chế viêm.

 

Chẩn đoán

Một số xét nghiệm khác nhau có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân gây ra đau chân, chẳng hạn như chụp X quang hoặc chụp MRI. Siêu âm giúp xác định các cục máu đông và chụp động mạch có cản quang giúp bác sĩ kiểm tra dòng máu trong chân. Trong trường hợp nghi ngờ ung thư xương, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết xương.

Điều trị y tế

Điều trị đau chân phụ thuộc vào nguyên nhân. Các trường hợp bị chấn thương (tai nạn giao thông, lao động…) có thể sẽ phải băng bó, đóng nẹp hoặc thậm chí là phẫu thuật. Thuốc kháng đông và một loại thuốc được gọi là warfarin là những thuốc phổ biến để điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu.

Các cục máu đông lớn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ. Thuốc giảm đau theo đơn có thể giúp giảm đau tạm thời tuy nhiên không nên dùng kéo dài tránh gây ra phụ thuộc thuốc và các tác dụng phụ không mong muốn.

Những trường hợp đau chân do huyết khối tĩnh mạch sâu có thể được điều trị bằng thuốc kháng đông và một loại thuốc được gọi là warfarin.

 

Phòng ngừa

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn được tình trạng đau chân, đặc biệt là đau do chấn thương. Uống nhiều chất lỏng và ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng để tránh mất nước, cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết. Tránh rượu và thuốc lá để giảm nguy cơ tổn thương thần kinh. Khởi động đúng cách trước khi tập thể dục để tránh tình trạng căng cơ, phòng tránh chuột rút.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top