I. ĐẠI CƯƠNG:
- Hội chứng cổ vai cánh tay (cervical scapulohumeral syndrome), còn gọi là hội chứng vai cánh tay (scapulohumeral syndrome) hay bệnh lý rễ tủy cổ (cervical radiculopathy), là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm.
- Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng.
II. ĐIỀU TRỊ:
A. YHHĐ:
1) Các-biện-pháp-không-dùng-thuốc:
- Giáo dục bệnh nhân, thay đổi thói quen sinh hoạt, công việc (tư thế ngồi-làm-việc,sử-dụng-máy-tính,…).
- Trong giai đoạn cấp khi có đau nhiều hoặc sau chấn thương có thể bất động-cột-sống-cổ-tương-đối-bằng-đai-cổ-mềm
- Tập vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp
- Vật lý trị liệu: Liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống (tại các cơ sở điều trị vật-lý-và-phục-hồi-chức-năng).
2)Các-phương-pháp-điều-trị-thuốc
- Thuốc giảm đau: tùy mức độ đau, có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các nhóm
+ Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol viên 0,5-0,65g x 2-4 viên/24.
+ Thuốc giảm đau dạng phối hợp: Paracetamol kết hợp với một opiad nhẹ-như-codein-hoặc-tramadol:2-4-viên/24h.
+ Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Lựa chọn một thuốc thích hợp tùy cơ địa bệnh nhân và các nguy cơ tác dụng phụ. Liều thường dùng: Diclofenac 75-150 mg/ngày; piroxicam 20 mg/ngày; meloxicam 7,5-15 mg/ngày; celecoxib 100-200 mg/ngày; hoặc etoricoxib 30-60 mg/ngày. Nếu bệnh nhân có nguy cơ tiêu hóa nên dùng nhóm ức chế chọn lọc COX-2 hoặc phối hợp với một thuốc ức chế-bơm-proton.
-Thuốc-giãn-cơ
+ Thường dùng trong đợt đau cấp, đặc biệt khi có tình trạng co cứng cơ
+ Các thuốc thường dùng: Epirisone 50 mg x 2-3 lần/ngày, hoặc tolperisone 50-150 mg x 2-3 lần/ngày), hoặc mephenesine 250 mg x 2-4lần/ngày,hoặc-diazepam.
-Các-thuốc-khác
+ Thuốc giảm đau thần kinh: Có thể chỉ định khi có bệnh lý rễ thần kinh nặng hoặc dai dẳng, nên bắt đầu bằng liều thấp, sau đó tăng liều dần tùy theo đáp ứng điều trị: Gabapentin 600-1200 mg/ngày, hoặc pregabalin150-300mg/ngày.
+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng (liều thấp): Amitriptyline hoặc nortriptyline (10-25 mg/ngày) khi có biểu hiện đau thần kinh mạn tính hoặc-khi-có-kèm-rối-loạn-giấc-ngủ.
+ Vitamin nhóm B: Viên 3B (B1, B6, B12) hoặc dẫn chất B12 mecobalamin(1000-1500mcg/ngày).
+ Corticosteroid: Trong một số trường hợp có biểu hiện chèn ép rễ nặng và có tính chất cấp tính mà các thuốc khác ít hiệu quả, có thể xem xét dùng một đợt ngắn hạn corticosteroid đường uống (prednisolone, methylprednisolone) trong 1-2 tuần.
- Thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh: Nivalin 2,5mg x 2 ống/ngày.
3)Điều-trị-ngoại-khoa
- Một số chỉ định: Đau nhiều song điều trị nội khoa ít có kết quả, có tổn thương thần kinh nặng và tiến triển, có chèn ép tủy cổ đáng kể.
- Một số phương pháp phẫu thuật chủ yếu: Chỉnh sửa cột sống để giải phóng chèn ép thần kinh tại các lỗ tiếp hợp bị hẹp, lấy nhân nhày đĩa đệm-thoát-vị,-làm-dính-và-vững-cột-sống.
4)Các-phương-pháp-khác
- Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp liên mỏm sau (facet) cạnh cột sống cổ: Có thể được chỉ định và thực hiện tại các cơ sở-chuyên-khoa.
- Các thủ thuật giảm đau can thiệp: Phong bế rễ thần kinh chọn lọc; điều trị đốt thần kinh cạnh hạch giao cảm cổ bằng sóng cao tần (radio frequency ablation, RFA).
B. YHCT:
Đau dây thần kinh cánh tay được xếp vào chứng tý của YHCT. Nguyên nhân là do hai tạng can thận suy yếu, mà can chủ cân, thận chủ cốt tủy, kết hợp với các yếu tố gây bệnh bên ngoài như phong ,hàn ,thấp mà làm cho kinh lạc bị tắc không thông mà gây ra đau.
- TC: Bệnh nhân đau vùng cổ vai cánh tay, có thể là từ cổ lan xuống cánh tay hoặc chỉ đau vùng cánh tay. Tùy từng vị trí tổn thương mà bệnh nhân có thể không sấp, ngửa được bàn tay, các ngón co quắp, không gấp được, teo cơ. Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, trời lạnh thay đổi thời tiết, làm việc mỏi thì đau tăng.
- Pháp điều trị: Sơ phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận.
- Phương thuốc: Quyên tý thang gia giảm phối hợp với các vị thuốc có tác dụng bổ can thận, khu phong tán hàn, trừ thấp.
- Châm cứu: Đại chùy, kiên tỉnh, kiên trinh, kiên ngung xuyên tý nhu, trung phủ, khúc trì, thủ tam lý, ngoại quan, hợp cốc...
III. PHÒNG BỆNH:
- Cần duy trì tư thế đầu và cổ thích hợp trong sinh hoạt, công việc, học tập và các hoạt động thể thao, tránh những tư thế ngồi, tư thế làm việc gây gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức kéo dài, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, chú ý tư thế ngồi và ghế ngồi thích hợp.
- Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ thích hợp để tăng cường sức cơ vùng cổ ngực và vai, cũng như tránh cho cơ vùng cổ bị mỏi mệt hoặc căng cứng.
- Tiên lượng nhìn chung là tốt nếu được điều trị thích hợp. Điều trị nội khoa bảo tồn có hiệu quả trong 80-90% trường hợp. Đa số bệnh nhân sẽ hết các triệu chứng sau khi được điều trị bảo tồn và ở một số bệnh nhân triệu chứng có thể hết một cách tự nhiên.
- Một số bệnh nhân dù được điều trị vẫn có thể còn những di chứng như không hết hoàn toàn các triệu chứng, vận động cột sống cổ không trở về mức độ bình thường, mất độ ưỡn tự nhiên của cột sống cổ. Những trường hợp chèn ép rễ hoặc tủy cổ nặng có thể gây rối loạn nặng cảm giác và vận động.
- Bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ cho đến khi hết triệu chứng để đánh giá kết quả điều trị, điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần và để phát hiện các tổn thương thần kinh tiến triển nặng thêm hoặc các triệu chứng nặng khác nếu có.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh