Đổ mồ hôi vào kì kinh nguyệt

Khác với đổ mồ hôi nhẹ có thể xảy ra nếu bạn ngủ sâu hoặc ngủ trong phòng nóng, đổ mồ hôi nặng vào ban đêm có thể làm ướt cả đồ ngủ và ga trải giường đến mức bạn phải thay chúng. Một số phụ nữ bị đổ mồ hôi vào ban đêm trong kỳ kinh nguyệt. Tuy chúng thường vô hại nhưng trên thực tế đổ mồ hôi đêm gây phiền phức cho nhiều chị em phụ nữ và tình trạng này có thể điều trị được.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm và kỳ kinh nguyệt

Đổ mồ hôi ban đêm trong kỳ kinh nguyệt của bạn thường là bình thường và vô hại. Đổ mồ hôi ban đêm xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố thường xuyên xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Các hormone này bao gồm estrogen và progesterone. Khi mức progesterone tăng lên, estrogen sẽ giảm. Sự dao động nội tiết tố này có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, nơi chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể.

 

Cách điều trị đổ mồ hôi ban đêm trong kỳ kinh nguyệt

Có một số phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp kiểm soát chứng đổ mồ hôi ban đêm trong kỳ kinh nguyệt của bạn, bao gồm:

  • Hạ nhiệt độ phòng ngủ: Môi trường ngủ của bạn có thể khiến tình trạng đổ mồ hôi ban đêm trở nên tồi tệ hơn. Những thay đổi đơn giản, chẳng hạn như giảm nhiệt độ phòng ngủ, ngủ khi mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt, có thể tạo ra sự khác biệt lớn
  • Thay bộ ga trải giường và chăn: Chọn chất liệu nhẹ, thoáng khí, chẳng hạn như bông, cotton,...
  • Tập thể dục sớm hơn trong ngày: Tập thể dục quá gần giờ đi ngủ có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và làm cho chứng đổ mồ hôi ban đêm trầm trọng hơn
  • Hạn chế các yếu tố gây kích thích: Bao gồm rượu, caffein và thức ăn cay trước khi ngủ
  • Chọn những bộ đồ ngủ khác nhau là một cách dễ dàng để giữ mát suốt đêm. Hãy tìm những bộ đồ ngủ thoáng khí và có chất liệu vải hút ẩm.

Các phương pháp điều trị khác cho chứng đổ mồ hôi ban đêm bao gồm sử dụng các chất bổ sung mà bạn có thể tìm thấy ở hiệu thuốc. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các chất bổ sung không tuân theo các quy định của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). 

 

Bệnh suy buồng trứng có gây đổ mồ hôi ban đêm?

Mặc dù đổ mồ hôi ban đêm trong kỳ kinh nguyệt thường là kết quả trực tiếp của sự thay đổi nội tiết tố, nhưng đôi khi đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác, chẳng hạn như suy buồng trứng nguyên phát (POI). Suy buồng trứng nguyên phát là tình trạng buồng trứng ngừng hoạt động bình thường trước 40 tuổi. Các triệu chứng của bệnh suy buồng trứng bao gồm:

  • Bốc hoả (cảm giác nóng đột ngột trên cơ thể của bạn, đặc biệt là mặt, cổ và ngực)
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Cáu gắt
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Giảm ham muốn tình dục 
  • Khô âm đạo
  • Vấn đề sinh sản

Khoảng 80% phụ nữ đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh bị bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi ban đêm.

 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đổ mồ hôi ban đêm thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, đặc biệt nếu chúng chỉ xảy ra ngay trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Đổ mồ hôi ban đêm trong kỳ kinh nguyệt của bạn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chúng phổ biến nhất ở độ tuổi cuối 30 đến đầu 40 tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn đổ mồ hôi ban đêm thường xuyên hơn và có các triệu chứng bất thường hoặc đáng lo ngại khác, chẳng hạn như sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc phát ban, bạn nên lên lịch hẹn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình để loại trừ các nguyên nhân có thể xảy ra khác, chẳng hạn như bệnh suy buồng trứng.

Tóm lại, đổ mồ hôi ban đêm trong kỳ kinh nguyệt có thể là bình thường và xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố ở mức độ estrogen và progesterone. Đổ mồ hôi ban đêm trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại trừ khi có các triệu chứng khác, chẳng hạn như sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc sốt. Điều này có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe khác. Lựa chọn đồ ngủ và ga trải giường mát mẻ hơn, đồng thời giảm nhiệt độ trong phòng ngủ là một số cách giúp kiểm soát mồ hôi ban đêm trong kỳ kinh nguyệt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top