Khí phế thũng là tình trạng trong đó các phế nang bị tổn thương. Phế nang cung cấp oxy cho máu, vì vậy với các phế nang bị tổn thương, ít oxy được đưa vào máu.
Viêm phế quản mãn tính là một tình trạng phổi phá hủy lông chuyển trong đường dẫn khí của phổi. Đường thở trở nên viêm và hẹp hơn, khiến việc thở trở nên khó khăn.
Các triệu chứng của khí phế thũng có thể bao gồm:
Hụt hơi trong các hoạt động hàng ngày và khi tập thể dục;
Ho thường xuyên;
Khò khè;
Thở nhanh và nhịp tim;
Ngực hình trống;
Mệt mỏi, tụt cân, khó ngủ;
Lo âu, phiền muộn;
Các bệnh lý về tim mạch.
Các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính có thể bao gồm:
Khò khè;
Đau ngực hoặc khó chịu;
Nhợt nhạt ở móng tay, môi hoặc da do thiếu oxy trong máu;
Thở gấp, khó thở;
Chân sưng lên;
Suy tim.
Viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng thường xảy ra cùng nhau và tạo nên thuyên tắc phổi (COPD). Hút thuốc là một nguyên nhân hàng đầu gây nên hai tình trạng trên. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, hút thuốc lá gây ra 85 đến 90% của tất cả các trường hợp COPD.
Bệnh nhân mắc phải một trong hai tình trạng cũng nguy cơ xảy ra tình trạng còn lại. Một số yếu tố có thể là nguyên nhân đồng thời gây mắc cả hai tình trạng bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh phổi hay tiếp xúc nhiều với khói độc hoặc khói thuốc lá.
Cả hai tình trạng khiến bệnh nhân khó thở và xuất hiện các triệu chứng sau đây:
Khó thở, thở khò khè;
Ho thường xuyên;
Các tình trạng tim mạch.
Không có cách chữa trị dứt điểm cho các tình trạng trên, nhưng điều trị có thể giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng. Cả hai tình trạng có phương pháp điều trị tương tự bao gồm:
Thuốc giãn phế quản;
Các thuốc khác: Thuốc steroid và thuốc giảm các triệu chứng như thở khò khè hoặc ho;
Cung cấp thêm oxy;
Kháng sinh;
Phục hồi chức năng phổi;
Thay đổi thói quen sống: Ngừng hút thuốc, tránh các chất ô nhiễm không khí và khói thuốc lá có thể giúp ngăn ngừa các tình trạng trên trở nên xấu hơn.
Phẫu thuật: Một số trường hợp nặng, phẫu thuật phổi có thể cần thiết.
Ghép phổi: Trong một số trường hợp hiếm gặp khi có tổn thương nghiêm trọng ở phổi, bệnh nhân có thể cần ghép phổi.
Bác sĩ thường sử dụng tia X và phế dung kế để chẩn đoán tình trạng phổi. Sự khác biệt chính giữa các tình trạng này là viêm phế quản mãn tính tạo ra ho thường xuyên với chất nhầy. Triệu chứng chính của khí phế thũng là khó thở.
Khí phế thũng đôi khi có thể phát sinh do di truyền. Tình trạng di truyền do thiếu hụt alpha-1-antitrypsin có thể gây ra một số trường hợp khí phế thũng. Nhiều trường hợp được báo cáo cho thấy các triệu chứng của bệnh phổi liên quan đến tình trạng trên xuất hiện nhiều ở bệnh nhân độ tuổi từ 20 đến 50.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Người lớn tuổi và những người có vấn đề về hô hấp khi còn trẻ cũng có thể có nguy cơ viêm phế quản mãn tính cao hơn.
Khí phế thũng là tình trạng không thể đảo ngược, nhưng có thể ngăn chặn diễn biến xấu hơn. Bệnh nhân có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính bằng cách bỏ hút thuốc hoặc tránh khói thuốc xung quanh đồng thời tiêm vắc-xin cúm hàng năm.
Những người bị khí phế thũng nghiêm trọng có thể đề nghị phẫu thuật nhằm loại bỏ các phần của phổi bị bệnh giúp phần phổi còn lại hoạt động tốt hơn.
Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các kỹ thuật khác nhau để kiểm tra xem bệnh nhân mắc khí phế thũng, viêm phế quản mãn tính, cả hai hay một bệnh lý phổi khác.
Các thăm dò chức năng phổi cho biết tình trạng của phổi bằng cách kiểm tra cách không khí lưu thông. Kết quả các kỹ thuật này được dùng để chẩn đoán cả hai tình trạng. Những kỹ thuật trên bao gồm:
Trong quá trình đo phế dung, một người sẽ thở ra một ống được gắn vào phế dung kế, sau đó máy sẽ hiển thị thể tích không khí mà bệnh nhân đang hít vào và thở ra. Đo phế dung có thể cho biết liệu luồng khí hít thở có bị hạn chế hoặc gián đoạn, cũng như đánh giá mức độ nghiệm trọng của bệnh phổi.
X-quang tim phổi sẽ cho thấy một số tổn thương ở phổi. Bệnh nhân cần giữ yên theo tư thế và nín thở được hướng dẫn để có được hình ảnh rõ nét.
Tiến hành lấy máu từ động mạch để kiểm tra nồng độ oxy và carbon dioxide trong máu.
Trong theo dõi lưu lượng đỉnh. Lưu lượng đỉnh là lưu lượng khí tối đa một người có thể thở ra. Đo lưu lượng đỉnh thường được thực hiện tại nhà bằng đỉnh kế. Sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán này kết hợp với kiểm tra thể chất và tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có thể xác định liệu tình trạng này là khí phế thũng hay viêm phế quản mãn tính.
Nếu bị ho dai dẳng có dịch nhầy ít nhất 3 tháng trong 2 năm liên tiếp có thể báo hiệu của viêm phế quản mãn tính. Nếu các chỉ số cho thấy phổi bị giãn hoặc lớn hơn bình thường có thể bị khí phế thũng.
Khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính là hai tình trạng khác nhau gây ra tình trạng chung gọi là thuyên tắc phổi (COPD).
Cả hai tình trạng này có thể gây khó thở. Những người bị viêm phế quản mãn tính thường có các cơn ho dai dẳng kèm them dịch nhầy.
Có thể sử dụng nhiều kỹ thuật để chẩn đoán các tình trạng này. Khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính có các phương pháp điều trị tương tự nhau nhằm kiểm soát các triệu chứng.
Có thể bạn quan tâm: Chụp X quang
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh