Tác giả: Võ Thị Hà *, **, Hà Thị Thúy*, Đặng Thị Nga*, Trần Trương Phú Khánh***
*Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
**Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
***Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành việc sử dụng bút tiêm insulin; tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng bút tiêm insulin; đánh giá việc can thiệp của dược sĩ ảnh hưởng đến kiến thức và kỹ năng thực hành bút tiêm insulin cho người bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Đối tượng và phương phápnghiên cứu: Người bệnh đái tháo đường ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ ngày 1/10/2022 đến 31/12/2022 được chỉ định bút tiêm insulin để điều trị đái tháo đường, có kết quả xét nghiệm glucose máu lúc đói, có thời gian điều trị bằng bút tiêm insulin trước đó tối thiểu 1 tháng và tự thực hiện tiêm insulin bằng bút tiêm. Thông tin thu thập bằng cách phỏng vấn, đánh giá, tư vấn trực tiếp trước và sau 1 tháng bởi dược sĩ lâm sàng thông qua bộ câu hỏi kiến thức, thái độ và thực hành tiêm insulin bằng bút tiêm.
Kết quả: Có 219 người bệnh tham gia tư vấn và có 127 người bệnhđược làm đối tượng nghiên cứu. Người bệnh trong mẫu khảo sát mắc ĐTĐ típ 2, độ tuổi trung bình là 61 ± 10,5, thừa cân, béo phì chiếm 63,8%, sống ở thành thị chiếm 88,2%, người nghỉ hưu/nội trợ chiếm 59,1%, trình độ học vấn từ Trung học phổ thông trở lên chiếm 63,8%, mắc ĐTĐ trên 10 năm chiếm 37,8%, được chỉ định insulin trong khoảng 1 đến 3 năm chiếm 50,4% , có 44,9% người bệnh có tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường, có 92,1% NB mắc kèm bệnh tim mạch, được chỉ định insulin tác dụng chậm kéo dài chiếm tỷ lệ rất cao 75,7%, người bệnh tiêm insulin 1 lần/ngày chiếm tỷ lệ 78%, có 40,1% người bệnh được kê đơn sử dụng kèm 3 nhóm thuốc.
Đặc điểm về kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành của người bệnh về sử dụng insulin: Người bệnh có kến thức đạt ≥ 10 điểm chiếm tỷ lệ 57,5%, có hơn 78,7% người bệnh có thái độ tích cực về việc sử dụng insulin,có hơn 56% người bệnh có kỹ thuật tiêm chưa đúng ở bước quan trọng (định liều tiêm, ấn hết liều và giữ kim ít nhất 5 giây).Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh sử dụng bút tiêm insulin: người bệnh nhóm trình độ từ Trung học phổ thông trở lên có kiến thức đạt chiếm 64,2%, người bệnh sử dụng insulin dưới 1 năm có kiến thức đạt chiếm 34,5%, nhưng với nhóm người bệnh sử dụng trên 3 năm là 68,4%, có 91,1% nhóm người bệnh từng dùng lọ/ bút tiêm khác loại được kê có thái độ tích cực cao hơn so với nhóm người bệnh chưa từng dùng lọ/ bút tiêm khác loại được kê với 48,6%.Không có sự khác biệt về kỹ năng thực hành giữa thời gian mắc đái tháo đường, thời gian điều trị bằng insulin, tiền sử gia đình, số bệnh mắc kèm và nhận thông tin insulin từ nhân viên y tế.
Hiệu quả việc can thiệp của dược sĩ ảnh hưởng đến kiến thức và kỹ năng thực hành bút tiêm insulin cho người bệnh: sau khi tư vấn của dược sĩ lâm sàng số sai sót của người bệnh về kiến thức giảm đáng 42,5% giảm xuống 8,7% , điểm sai sót có trung vị từ 9 giảm xuống 3, sai sót trong kỹ năng thực hành của người bệnh ở giai đoạn trước và sau can thiệp có điểm trung vị và phân loại kỹ năng thực hành khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
KẾT LUẬN
Hoạt động tư vấn sử dùng bút tiêm insulin bởi dược sĩ lâm sàng là cần thiết ở bệnh nhân ngoại trú để nâng cao kiến thức, tăng kỹ năng thực hành, giảm các sai sót và biến cố ADR, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, kỹ năng thực hành bút tiêm insulin, dược sĩ lâm sàng
TÀI LIỆU THAM KHẢO