Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược các chất chứa trong dạ dày vào thực quản có thể là sinh lí hay bệnh lí. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ) là sự có mặt của các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên các triệu chứng khó chịu và hoặc các biến chứng.
Bệnh TNDDTQ là do sự dãn nở bất thường của cơ thắt thực quản dưới. Các yếu tố nguy cơ cao với bệnh TNDDTQ:
Bảng 1: Các triệu chứng lâm sàng
Trẻ bú mẹ |
Trẻ lớn |
- Khóc khi ăn |
- Đau bụng hoặc ợ nóng |
- Nôn tái diễn |
- Nôn tái diễn |
- Cân nặng thấp |
- Nuốt khó |
- Quấy khóc không rõ nguyên nhân |
- Hen |
- Rối loạn giấc ngủ |
- Viêm phổi tái diễn |
- Các biểu hiện hô hấp tái diễn: ho khò khè, khàn tiếng, thở rít |
- Biểu hiện hô hấp trên mạn tính: ho, khàn tiếng |
Trong trường hợp nôn trớ, phải loại trừ các dấu hiệu báo động trước khi nghĩ đến bệnh TNDDTQ.
Bảng 2: Các dấu hiệu báo động
- Nôn dịch mật |
- Gan lách to |
- Chảy máu tiêu hóa |
- Thóp phồng |
- Nôn máu |
- Não to hoặc não bé |
- Ỉa máu |
- Co giật |
- Nôn tốc độ mạnh |
- Bụng chướng |
- Sốt |
- Các số liệu hoặc bằng chứng gợi ý -hội chứng di truyền hoặc chuyển hóa |
- Li bì |
- Bệnh mạn tính đi kèm |
Biểu hiện hô hấp gợi ý mối liên quan giữa bệnh TNDDTQ và hô hấp:
- Đây là một xét nghiệm rất qu an trọng trong chẩn đoán bệnh TNDDTQ.
- Khi chỉ số trào ngược (tỷ lệ % pH thực quản dưới 4 trong cả quá trình đo) > 7% là bệnh lý.
Là phương pháp chẩn đoán viêm thực quản và phát hiện các bất thường về giải phẫu như vị trí bất thường tâm-phình vị hoặc hẹp thực quản, hẹp thực quản.
Giúp loại trừ nguyên nhân viêm thực quản do tăng bạch cầu ái toan, do nấm và chẩn đoán dị sản thực quản.
Có giá trị loại trừ các bất thường giải phẫu (hẹp thực quản, ruột quay bất thường, thoát vị khe….
- Giảm các triệu chứng để đạt cân nặng và tăng trưởng bình thường.
- Khỏi viêm thực quản.
- Dự phòng các biến chứng hô hấp và biến chứng khác phối hợp với trào ngược mạn tính .
- Trong 2-4 tuần, không ăn sữa mẹ, chế độ ăn hạn chế sữa và trứng ít nhất về buổi sáng. Áp dụng sữa thủy phân protein hoặc axít amin.
- Tăng độ quánh của thức ăn bằng cách cho thêm 1 thìa cà phê bột g ạo vào 30g sữa công thức hoặc sử dụng loại sữa tăng độ quánh nhưng không khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh đẻ non < 37 tuần tuổi .
- Tránh thuốc lá thụ động và chủ động, cafein, rượu, chế độ ăn cay.
- Tư thế khuyến cáo chung là nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi
Thuốc điều trị chủ đạo trong bệnh TNDDTQ là thuốc kháng bài tiết axít. Thuốc ức chế bơm Proton: có hiệu quả hơn hẳn nhóm kháng H2. Thời gian điều trị trung bình từ 8-12 tuần.
Bảng 3: Thuốc kháng bài tiết axít
Thuốc |
Liều mg/kg/ngày |
Lứa tuổi áp dụng |
Cimetidine |
30–40mg; chia 3-4 lần |
≥ 16 tuổi |
Ranitidine |
5–10mg; chia 2-3 lần |
1 tháng-16 tuổi |
Omeprazole |
0.7–3.3 mg/kg/d |
2-17 tuổi |
Lansoprazole |
0.7–3 mg/kg/d |
1-17 tuổi |
Esomeprazole |
0.7–3.3 mg/kg/d |
1-17 tuổi |
- Điều trị nội khoa không đáp ứng
- Nguy cơ hít, không bảo vệ được đường thở .
Bệnh TNDDTQ rất thường gặp ở trẻ bú mẹ và phần lớn t ổn định từ 6- tháng tuổi. Khoảng 60% trẻ bú mẹ bị trào ngược ngừng nôn ngay khi có ăn thức ăn đặc, 90% không có các biểu hiện tiêu hóa nữa sau 4 tuổi. Tuy nhiên, các biểu hiện ngoài tiêu hóa lại hay gặp hơn và t n xuất phát hiện trào ngược chiếm khoảng 40-60% ở các bệnh nhân có biểu hiện hô hấp tái diễn.
- Nếu chẩn đoán và điều trịmuộn có thể dẫn đến viêm , loét thậm trí ung thư thực quản hoặc ngất xỉu và tử vong.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh