✴️ Bệnh tả

I. CHẨN ĐOÁN

1. Yếu tố dịch tễ: Mùa dịch, đã có dịch hoặc tản phát, BN có tiếp xúc với nguồn bệnh

2. Bệnh cảnh lâm sàng

- Iả chảy dữ dội với phân toàn nước, màu trắng như nước vo gạo, mùi tanh, không thối và không có máu mũi.

- Nôn thường liên tục

- Mất nước và điện giải nhanh

- Không đau quặn, không mót rặn, không sốt

3. Xét nghiệm

- Phân: Soi, cấy phân tìm phẩy khuẩn tả

- CTM: Hct tăng, rối loạn điện giải

- Ure tăng, Glucose giảm...

 

II. ĐIỀU TRỊ

1. Cách xử trí cụ thể

- BN nhóm 1: Uống Oresol và uống kháng sinh

- BN nhóm 2+3: Nhất thiết phải truyền dịch + uống kháng sinh

- Bù dịch tức thì:Phải truyền thật nhanh, nhiều đường truyền

+ Người lớn: 1L/30 phút đầu

+Trẻ em: 1L/1h

- Bù dịch duy trì: Mạch, HA bình thường và ổn định, cho đến khi ngừng ỉa chảy và hết nôn.

+ Số lượng dịch cần bù = 1,5 lần chất thải (Phân+chất nôn)

- Các loại dịch truyền

+ Dd tốt nhất là Ringerlactat

+ Nếu có 3 dung dịch riêng thì dùng NaCl 0,9% - Glucose 5% -NaHCO3 theo tỷ lệ 3-1-1.

- Bù Kali: Khi dịch truyền chưa có Kali

+ Cho uống viên Kaliclorua, ăn chuối nghiền

+ Nếu nôn nhiều, BN đi tiểu được: Pha 1g Kaliclorua + 1L dịch truyền tĩnh mạch

- Các thuốc không được dùng: Opizoic, Corticoid, co mạch, trợ tim nâng HA

2. Kháng sinh: Dùng 1 trong các loại kháng sinh sau

- Ciprofloxacine 1g/ngày chia 2 lần x 3 ngày uống

- Ofloxacine 400mg/ngày chia 2 lần x 3ngày uống

- Azithromycine 10mg/kg/ngày x 3 ngày uống: Dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em < 12 tuổi.

 

IV.  PHÒNG BỆNH

- Chẩn đoán sớm và cách ly bệnh nhân nghiêm ngặt

- Giáo dục vệ sinh ăn uống

- Khử trùng phân, diệt muỗi, gián. Kiểm tra các nguồn cung cấp nước.

- Giám sát dịch tễ, phát hiện ca bệnh đầu tiên.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top
Close menu