Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em khi mang thai lần đầu. Mời chị em cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia y tế, đau xương chậu khi mang thai là tình trạng rất hay gặp ở chị em. Triệu chứng đau xương chậu có thể ở phía trước, phía sau xương chậu hoặc đau lan khu vực quanh hông, đùi.
Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia y tế, đau xương chậu khi mang thai hoàn toàn không gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và thai nhi. Nhưng nó gây đau đớn cho mẹ bầu, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ở một mức độ nhất định, thì những cơn đau và áp lực xảy ra ở vùng xương chậu sẽ khiến chị em có cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Đau xương chậu khiến chị em vận động, đi lại khó khăn.
Những cơn đau xương chậu có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào nguyên nhân gây đau. Đôi khi chị em sẽ thấy xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường như chảy máu âm đạo, chuột rút, rỉ nước ối nhiều. Hoặc các cơn đau co thắt dữ dội.
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu này, chị em nên tới bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và tư vấn biện pháp xử trí phù hợp.
Đau xương chậu khi mang thai kéo dài bao lâu?
Thông thường, tình trạng đau xương chậu khi mang thai sẽ tập trung chủ yếu ở vùng hông, lưng, quanh mông và vùng xương chậu. Chị em có thể bị đau 1 bên xương chậu hoặc cả 2 bên.
Biểu hiện của đau xương chậu ở phụ nữ mang thai thường là đau lưng, hông và vùng chậu. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tần số đau, thời gian xuất hiện cơn đau sẽ khác nhau.
Đau xương chậu kéo dài bao lâu cũng tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu. Có trường hợp mẹ bầu ít gặp tình trạng này, cơn đau có thể chỉ âm ỉ, nhẹ nhàng. Ngược lại cũng có trường hợp xuất hiện cơn đau xương chậu trong suốt thời gian mang bầu tới sau sinh.
Cách khắc phục tình trạng đau xương chậu khi mang thai
Đau xương chậu khi mang thai gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Chị em nên áp dụng các biện pháp sau đây để giảm dần các cơn đau nhức, khó chịu.
Hạn chế vận động
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên hạn chế đi lại nhiều. Thay vào đó là đi bộ nhẹ nhàng, bước ngắn để giúp kéo căng cơ bụng và cơ lưng, hỗ trợ việc sinh đẻ thuận lợi. Trong thời gian vận động nếu thấy cơ thể có dấu hiệu mệt hoặc đau nhức xương khớp, mẹ bầu cần dừng lại và nghỉ ngơi.
Thường xuyên nghỉ ngơi
Việc nghỉ ngơi sẽ giúp vùng xương chậu và dây chằng được thư giãn, thoải mái cơ thể từ đó giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, chị em nên lưu ý nên nằm nghiêng một bên. Hoặc nằm ngửa ở tư thế đầu và chân được nâng nên cao một chút cũng giúp giảm đau xương chậu. Lưu ý mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của thai kỳ.
Chườm nóng hoặc lạnh
Để xoa dịu các cơn đau ở xương chậu, mẹ bầu có thể dùng một túi nước nóng hoặc đá đắp lên vùng đau nhức.
Tránh mang giày cao gót
Mẹ bầu cần tránh sử dụng giày cao gót vì có thể khiến xương khớp dễ bị đau, té ngã. Không được ngồi xổm và không nên đứng nhiều sẽ gây áp lực nên xương chậu.
Sử dụng đai hỗ trợ
Mẹ bầu có thể sử dụng đai hỗ trợ để làm giảm các áp lực lên vùng xương chậu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng đai hỗ trợ thì mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại đai phù hợp. Hạn chế được những ảnh hưởng xấu đến thai nhi và làm tăng cảm giác đau ở vùng xương chậu.
Đau xương chậu khi mang thai không nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và thai nhi. Nhưng mẹ bầu cũng không được chủ quan. Cần theo dõi thai kỳ đều đặn và lắng nghe cơ thể. Kiểm tra ngay nếu có dấu hiệu đau xương khớp dai dẳng, kéo dài.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh