Vẹo cột sống hầu hết các trường hợp đều là vẹo nhẹ, nhưng một số trẻ em tiếp tục diễn tiến nặng hơn khi lớn lên. Vẹo cột sống nặng có thể gây tàn tật cho trẻ, làm giảm thể tích bên trong lồng ngực, ảnh hưởng xấu đến chức năng hô hấp.
Vậy yếu tố nguy cơ gây gù vẹo cột sống ở trẻ em là gì, làm thế nào để ngăn chặn? Dưới đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.
Gù vẹo cột sống khá phổ biến, theo một nghiên cứu, nó chiếm khoảng từ 0,5 đến 1% dân số.
Có 3 nhóm nguyên nhân lớn gây gù vẹo cột sống trẻ em:
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp vẹo cột sống đều không xác định được nguyên nhân mặc dù bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, gia đình.
Một số loại vẹo cột sống được biết gây ra bởi bệnh lý thần kinh - cơ như (bại não, loạn dưỡng cơ…); hoặc dị tật bẩm sinh cột sống. Chấn thương hoặc nhiễm trùng cột sống.
Các nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó có các yếu tố nguy cơ tăng nặng bao gồm:
Gù vẹo cột sống thường gia tăng trước và trong tuổi dậy thì
Nhiều nghiên cứu ghi nhận tuổi được cho là yếu tố nguy cơ tăng nặng thường bắt đầu phát triển ở lứa tuổi ngay trước tuổi dậy thì, thường từ 9 - 15 tuổi. Cần lưu ý rằng tuổi khởi phát càng nhỏ càng dễ tăng nặng.
Giới tính
Theo ghi nhận bé trai và bé gái bị vẹo cột sống nhẹ tương đương nhau, nhưng bé gái có nguy cơ vẹo cột sống nặng cao hơn và cần phải được điều trị sớm.
Tiền sử gia đình
Vẹo cột sống thường có tính gia đình.
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khác bị vẹo cột sống do ngồi sai tư thế lâu ngày.
Khi mắc bệnh biểu hiện của vẹo cột sống bao gồm:
Nếu cột sống bị vẹo nhiều, thường sẽ kèm theo biến dạng xoay. Có thể vẹo hai, ba đường cong và kèm theo gù lưng. Ngoài ra còn có thể có triệu chứng đau lưng, khó thở. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trẻ đươc phát hiện muộn. Thông thường, phụ huynh phát hiện khi cho con tắm hoặc đi bơi.
Nhiều trường hợp trẻ cong vẹo cột sống song không được phát hiện, nhất là vào mùa đông, khi trẻ mặc nhiều quần áo. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát và phát hiện những bất thường về cột sống ở trẻ để can thiệp kịp thời.
Khi phát hiện trẻ có bất kỳ triệu chứng nào của vẹo cột sống, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp để khám, vì các trường hợp vẹo cột sống nhẹ cũng có thể diễn tiến âm thầm thành vẹo cột sống nặng hoặc rất nặng.
Nhiều cha mẹ cho rằng nếu trẻ mắc trẻ gù vẹo cột sống sẽ lo sợ vấn đề thẩm mỹ, vì sẽ thay đổi dáng vẻ bên ngoài, ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý của trẻ.
Nhưng hơn thế, vẹo cột sống nặng có thể ảnh hưởng xấu đến phổi và tim: Trong vẹo cột sống nặng, khung sườn có thể đè ép vào phổi và tim, làm cho trẻ khó thở, giảm sức co bóp của tim.
Vấn đề ở lưng: Bệnh nhân vẹo cột sống có khuynh hướng bị đau lưng mạn tính nhiều hơn người bình thường.
Gù bẩm sinh có thể được phát hiện qua siêu âm trong thai kỳ. Vì vậy khi có thai cần khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với trẻ em trong độ tuổi trưởng thành cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tăng cường thể dục thể thao, trong đó bơi lội, đu xà, bóng rổ... rất tốt cho sự phát triển cơ xương khớp ở trẻ.
Ngoài ra, vẹo cột sống thường gặp ở trẻ do xương vẫn còn mềm, dễ bị cong vẹo do sinh hoạt (ngồi, chơi, học…) vì thế để phòng ngừa cần sử dụng bàn ghế phù hợp từng lứa tuổi (bàn cao bằng 46% chiều cao cơ thể, ghế bằng 27%). Trẻ em khi ngồi học phải ngay ngắn, không nghiêng về bên phải hoặc trái.
Hạn chế cho trẻ em lao động sớm: Gánh, vác, mang nặng… Không để trẻ mang cặp sách nặng quá, mang một bên trong thời gian dài…
Khi thấy dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế có khoa xương khớp hoặc khoa chấn thương chỉnh hình , để được các bác sĩ khám và chữa trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh