Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi là một bệnh lý khớp háng gây tàn phế, xảy ra ở những người tương đối trẻ. Tỷ lệ mắc bệnh chưa được xác định chính xác nhưng ước tính có 10.000 – 20.000 trường hợp bị mới mỗi năm tại Mỹ. Hơn nữa, trong số hơn 500.000 trường hợp thay khớp háng toàn phần được thực hiện hàng năm, có khoảng 5 – 18% điều trị hoại tử chỏm xương đùi.
Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi là một quá trình bệnh lý xảy ra do mất nguồn cung cấp máu tới chỏm xương đùi. Đây là kết quả của các yếu tố chấn thương hoặc không chấn thương làm tổn thương đến hệ thống mạch máu của chỏm xương đùi. Sự thiếu máu gây chết các tế bào tủy xương và tế bào tạo xương, từ đó dẫn đến sự biến dạng của chỏm xương đùi.
Bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở tuổi từ 40 đến 65 tuổi và gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới.
Hoại tử chỏm xương đùi xảy ra khi nguồn máu nuôi đến chỏm bị giảm hay gián đoạn, gây ra bởi:
Hoại tử chỏm xương đùi tiến triển qua nhiều giai đoạn, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm với nhiều cách phân giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng nhất là cần sớm phát hiện bệnh vì điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt hơn.
Thông thường, triệu chứng đầu tiên của hoại tử chỏm xương đùi là đau ở vùng khớp háng. Ở giai đoạn sớm, có thể không có triệu chứng đau hoặc có cảm giác đau nhưng không rõ ràng. Nếu bị đau, người bệnh sẽ đau chói ở háng, vùng mông, gối hoặc vùng mấu chuyển lớn. Khi nghỉ ngơi, triệu chứng đau có thể giảm bớt. Nếu bệnh tiến triển nặng dần, bên háng bị bệnh sẽ gặp khó khăn khi đứng hoặc chịu lực hoặc đau khi vận động khớp háng. Dần dần, tình trạng đau sẽ kèm theo cứng đờ khớp, đau lan xuống khớp gối và đi khập khiễng.
Kết quả hình ảnh học có thể giúp khẳng định chẩn đoán, xác định giai đoạn bệnh và từ đó có chỉ định điều trị thích hợp:
A: X-quang khớp háng bình thường.
D: Chỏm xương đùi tiến triển tới sụp xương và biến dạng do hoại tử. B: Đùi phải ở tư thế chân ếch cho thấy một vùng dưới sụn tăng sáng (mũi tên) ở mặt trước – bên của chỏm xương đùi.
C: Hình cắt đứng – ngang chỏm xương đùi cho thấy đường gãy dưới sụn hay hình sụp xương (mũi tên) hình lưỡi liềm.
Dù các phương pháp điều trị không phẫu thuật như sử dụng thuốc, dùng nạng, giảm cân, nghỉ ngơi, hạn chế vận động, các bài tập vận động, kích thích điện để phát triển xương mới… có thể giúp giảm đau và làm chậm quá trình phát triển bệnh, nhưng lựa chọn cuối cùng vẫn là phẫu thuật. Bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi nếu đến khám ở giai đoạn sớm (trước khi chỏm xương đùi biến dạng) sẽ có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp bảo tồn được chỏm xương đùi.
Hiện nay, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã triển khai một số phương pháp mới trong điều trị hoại tử chỏm xương đùi như:
Tiến triển cuối cùng của hoại tử chỏm xương đùi thường phải điều trị bằng thay khớp háng toàn phần. Tuy nhiên, tuổi thọ của khớp háng nhân tạo thường chỉ từ 15 đến 20 năm. Vì vậy, việc áp dụng những phương pháp nói trên sẽ làm chậm lại quá trình phát triển của tổn thương chỏm xương đùi cũng như kéo dài thời gian đến khi phải thực hiện phẫu thuật thay khớp háng. Nhờ đó, bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi sẽ giảm được số lần phải thay lại khớp háng cũng như chi phí điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh